Theo lãnh đạo chi cục thủy lợi Tiền Giang, chỉ 3 năm trở lại đây, nước biển dâng nhanh khiến cho 170 hecta rừng phòng hộ bị cuốn trôi, sói lở hàng chục km đê biển trọng yếu. Đây đã là lần di dời đê thứ 2 nhưng nguy cơ hơn 30km đê tạm còn lại cũng sẽ tiếp tục bị cuốn trôi.
Ghi nhận tại xã Tân Thành, thị Xã Gò Công, Tiền Giang, có hộ dân đã phải 3 lần nâng nền nhà nhưng cũng không thể trụ được với sóng biển và phải dời đi. Với tốc độ nước biển dâng nhanh như hiện tại thì không chỉ hộ dân trên, mà nhiều ngôi nhà quanh đây sẽ bị cuốn trôi chỉ còn là vấn đề về thời gian.
Không chỉ "nuốt chửng" nhà cửa, nước biển dâng nhanh còn phá vỡ đê bao khiến cho hàng trăm hecta nuôi trồng thủy sản của người dân nơi đây cũng bị mất trắng.
Ngoài Tiền Giang, nước biển dâng nhanh khiến cho trên 100 km trong tổng số hơn 600km đê biển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long bị sói lở nghiêm trọng. Sóc Trăng và Cà Mau là 2 tỉnh có diện tích đê biển bị cuốn trôi nhiều nhất. Tuy nhiên, hiện nay công tác phòng chống nước biển dâng ở vùng này đang rất yếu và thiếu.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!