Trước tháng 12 năm nay, 100% trường học, bệnh viện, công ty điện, các công ty viễn thông... trên địa bàn đô thị phải thu học phí, viện phí, tiền điện bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên thanh toán trên thiết bị di động, máy POS. Đây là nội dung trong Nghị quyết 02 Chính phủ mới ban hành.
Không chỉ người dân tại các đô thị, mà ngay cả những người sống ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo đều có thể sử dụng dịch vụ dịch vụ ví điện tử để nhận lương, chuyển tiền, thanh toán, cho vay, tiết kiệm...
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước mới đây cho thấy, cùng với 78 công ty công nghệ tài chính của các tổ chức tín dụng, hiện cả nước có 26 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, việc mở rộng và đa dạng điểm thanh toán, được cho là ưu điểm của các đơn vị cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên theo đánh giá, thay đổi thói quen của người tiêu dùng là việc không dễ dàng.
Kết thúc năm 2018 đã có 4,2 triệu ví liên kết với tài khoản ngân hàng, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý thông suốt 73 triệu tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017. Tuy nhiên theo đánh giá, hiện Việt Nam vẫn là một quốc gia trong khu vực chậm triển khai các loại hình thanh toán không tiền mặt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!