Đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

Trịnh Huyền-Thứ năm, ngày 11/08/2022 15:44 GMT+7

VTV.vn - Đánh giá top 500 doanh nghiệp theo phương pháp mới nhằm tìm ra những ngành nghề nào, doanh nghiệp nào có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

Mặc dù số doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam đang gia tăng rất nhanh, tuy nhiên phần lớn đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và có tiềm lực tài chính mạnh không nhiều, chỉ chiếm 0,1%, nhưng đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế.

Mới đây, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa chính thức công bố, đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE 500), nghiên cứu góp phần phát triển kinh tế.

Trước đây, phương pháp xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn thường chỉ dựa trên đánh giá về doanh thu hay lao động, tài sản thì nay Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội lại đang nghiên cứu lựa chọn một phương pháp xếp hạng mới, đó là kết hợp tổng thể cả 3 tiêu chí trên để đảm bảo tính khách quan.

Đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam - Ảnh 1.

. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

"Tổng cục Thống kê là đơn vị đồng hành cùng nhóm nghiên cứu trong thẩm định, xác minh, xác nhận lại số liệu. Đây là phương pháp khoa học khi kết hợp 3 tiêu chí này thì hoàn toàn đồng nhất với phương pháp xếp hạng doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp theo Nghị định 39 của CP cũng đánh giá trên 3 tiêu chí: lao động, nguồn vốn và doanh thu", bà Nguyễn Thùy Dương, đại diện Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Tổng cục Thống kê, cho biết.

Đánh giá Top 500 doanh nghiệp theo phương pháp mới này nhằm tìm ra những ngành nghề nào, doanh nghiệp nào có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, từ đó sẽ đề xuất được các giải pháp, cơ chế phù hợp để cho các doanh nghiệp phát triển.

"Việc nghiên cứu 500 doanh nghiệp lớn nhất có ý nghĩa lớn, tạo nền tảng, liên kết với các doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng", TS. Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), đánh giá.

"Khu vực chế biến, chế tạo vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn, trên 52%. Ngoài ra một số doanh nghiệp khác trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, xây dựng là những doanh nghiệp có tỷ trong tương đối cao trong danh mục VPE500 hiện nay. Tỷ lệ biến động giữa các năm chủ yếu năm trong nhóm dịch vụ", ông Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Dự báo Kinh tế ngành và Doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, nhận định.

Theo công bố về top 500 doanh nghiệp, trong 5 năm từ 2016 - 2020, hơn 800 doanh nghiệp vào/ra danh mục này, chỉ 237 doanh nghiệp giữ vị trí ổn định suốt 5 năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước