Các nước ASEAN đang dần khẳng định thế mạnh trong lĩnh vực Halal, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người Hồi giáo. Đây là ngành công nghiệp đang phát triển mạnh trên thế giới, dự báo sẽ có doanh thu khoảng 3.600 tỷ USD vào năm 2021.
Nhiều tờ báo đã có những bài viết về cuộc chạy đua phát triển thị trường ngành công nghiệp Halal cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hợp chuẩn cho người Hồi giáo đầy tiềm năng này.
Malaysia vẫn tiếp tục là 1 trong những quốc gia dẫn đầu trong ngành công nghiệp Halal tại khu vực và thế giới khi thu về 11,5 tỷ USD trong năm 2016. Tuy nhiên, sự vươn mình mạnh mẽ của Thái Lan, Indonesia và Brunei đang cho thấy nước này cần nỗ lực hơn trong cuộc cạnh tranh miếng bánh thị phần Halal. Đó là lời tuyên bố của Phó Thủ tướng Malaysia Almad Zahid đưa ra và được tờ The Star trích dẫn đăng tải.
Sự lo lắng này là hoàn toàn có cơ sở, khi Thái Lan, một quốc gia có tới 90% người dân theo đạo Phật đang cho thấy sức mạnh của mình trong lĩnh vực thực phẩm Halal. Nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường 300 triệu dân theo đạo Hồi và đặc biệt trước ngưỡng cửa AEC thành lập năm 2015, Thái Lan đã quyết định đầu tư 8 tỷ Baht, tương đương 230 triệu USD nhằm cải thiện chất lượng thực phẩm chuẩn Halal cũng như đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Kết quả là hiện xuất khẩu các sản phẩm Halal của Thái Lan đã vươn lên vị trí thứ 5 thế giới, tới 57 quốc gia, với tổng giá trị đạt 5 tỷ USD.
Nếu Thái Lan đẩy mạnh hàng thực phẩm thì Indonesia đang nỗ lực quảng bá là điểm đến thân thiện cho du khách Hồi giáo. Theo thống kê, độ chịu chi của những người theo đạo Hồi chỉ xếp sau du khách Trung Quốc, đạt 150 tỷ USD. Do vậy, với lợi thế xếp vị trí thứ 3 trong bảng chỉ số du lịch hồi giáo toàn cầu, Jakarta đã nghĩ ra nhiều sáng kiến như chào mới các gói du lịch thân thiện, thiết kế Liên minh du lịch Halal toàn cầu và một ứng dụng trên điện thoại giúp hướng dẫn tham quan các địa điểm ấn tượng tại Indonesia, truy cập ngay trên điện thoại. Thị trường du lịch Hồi giáo dự báo là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới, nhờ vé máy bay rẻ và sự bùng nổ của tầng lớn trung lưu Hồi giáo.
Tuy nhiên, lợi thế mà các thành viên ASEAN có được trong ngành công nghiệp Halal này có thể mất dần nếu khu vực không tiến tới xây dựng được một tiêu chuẩn Halal chung, hài hòa. Thông điệp này một lần nữa vừa được người đứng đầu Tổ chức Thương mại và Phát triển Ngoại thương Malaysia đưa ra sau khi ý định này đã bị dậm chân tại chỗ suốt 2 năm qua dù cộng đồng AEC đã đi vào hoạt động. Hiện việc cấp giấy chứng nhận do các tổ chức Hồi giáo hoặc cơ quan được chỉ định tại mỗi nước cấp phép.
Các chuyên gia lo ngại với việc ngày càng nhiều quốc gia nhảy vào ngành công nghiệp này, thị trường Halal tại ASEAN càng dễ bị rung lắc bởi các mắt xích liên kết đang khá yếu ớt. Do vậy, việc hài hòa hóa các tiêu chuẩn Halal và sự hợp tác giữa các nước khu vực sẽ tạo động lực đưa ASEAN trở thành một trung tâm xuất khẩu Halal của khu vực và thế giới. Khi đó, "vàng" sẽ luôn có sẵn ở phía cuối cầu vồng Halal.
ASEAN phát triển ngành công nghệp Halal VTV.vn - Các nước ASEAN đang dần khẳng định thế mạnh của mình trong lĩnh vực Halal - cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người Hồi giáo. | Thái Lan săn "vàng" từ du lịch Halal VTV.vn - Du lịch theo "tiêu chuẩn Hồi giáo Halal" nằm trong chiến lược lặng lẽ, nhưng đầy quyết tâm của Thái Lan nhằm đa dạng hóa lượng du khách tới với nước này. | ASEAN cần hài hòa tiêu chuẩn Halal VTV.vn - Malaysia thúc giục các nước ASEAN hợp tác để hài hòa hóa tiêu chuẩn và đưa ASEAN trở thành trung tâm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với người Hồi giáo (Halal). |
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!