Công bố PAPI và PCI 2020: Gọi tên những điểm yếu nhất, nhạy cảm nhất

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 18/04/2021 10:28 GMT+7

VTV.vn - Qua số liệu công bố về PAPI, PCI 2020, nhiều địa phương hân hoan với chiến thắng kép nhưng cũng nhiều địa phương không vui vì bị người dân, DN cho điểm thấp.

Gần như cùng lúc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2020 và Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 được công bố trong tuần này.

Vượt trội và bứt phá

Báo chí trong tuần đồng thanh thông tin về việc Quảng Ninh lần thứ tư dẫn đầu bảng xếp hạng PAPI lẫn PCI năm 2020. Kết quả đó là minh chứng rõ nét nhất cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tỉnh Quảng Ninh trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền, đáp ứng cao nhất sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Trong bảng xếp hạng PCI, sau Quảng Ninh là Đồng Tháp, Long An, Bình Dương và Đà Nẵng.

Công bố PAPI và PCI 2020: Gọi tên những điểm yếu nhất, nhạy cảm nhất - Ảnh 1.

Các tiêu chí thủ tục hành chính công vẫn là điểm yếu mà nhiều địa phương cần cải thiện. (Ảnh: Báo Đầu tư)

Công bố PAPI và PCI 2020: Gọi tên những điểm yếu nhất, nhạy cảm nhất

Nhóm cuối cùng trong bảng xếp hạng PCI là Bắc Kạn, Đắk Nông, Hà Giang, Kiên Giang. Đáng chú ý nhất là trường hợp của Bạc Liêu đã bị giảm điểm, tụt từ vị trí 51 xuống bảng cuối cùng trong bảng xếp hạng.

Tờ Đầu tư bình luận, việc công bố Chỉ số PCI và PAPI năm 2020 đã làm dày thêm kỳ vọng mà người dân, doanh nghiệp gửi tới các chính quyền địa phương, đặc biệt là những địa phương đứng cuối bảng xếp hạng.

Riêng về chỉ số PCI, khoảng cách về điểm số giữa địa phương xếp hạng cao nhất và thấp nhất ngày càng thu hẹp lại.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh và môi trường kinh doanh tại Việt Nam cải thiện dần theo từng năm.

Gần 45% doanh nghiệp phải "lót tay" khi làm thủ tục

Theo quan sát của tờ Tuổi trẻ, so với những năm trước, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tích cực hơn về hiệu quả của công cuộc chống tham nhũng, một loạt chỉ số đo lường về tham nhũng được cải thiện.

Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết phải trả chi phí không chính thức, phải "lót tay" cho cơ quan công quyền khi thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư kinh doanh giảm 21,1% so với năm 2016 - thời điểm có 66% doanh nghiệp được khảo sát trả lời phải trả chi phí "lót tay". Một điểm đáng chú ý khác là số cuộc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có xu hướng giảm.

Như vậy, chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh và môi trường kinh doanh tại Việt Nam cải thiện dần theo thời gian. Thủ tục hành chính đơn giản hơn, thời gian để thực hiện các thủ tục này cũng được rút ngắn. Cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn, thân thiện hơn…. Tuy nhiên, kết quả khảo sát vẫn cho thấy môi trường kinh doanh vẫn còn những hạn chế.

Năm 2020, doanh nghiệp đánh giá tích cực hơn về sự năng động, tinh thần tiên phong và sự cầu thị của chính quyền. Tuy nhiên, giữa kỳ vọng của doanh nghiệp với thực tế với thực tế vẫn còn có khoảng cách. Chẳng hạn như tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế - vấn đề đã từng gây nhức nhối nhiều năm trước nay đã giảm đáng kể. Môi trường kinh doanh trở nên bình đẳng hơn trước rất nhiều.

Công bố PAPI và PCI 2020: Gọi tên những điểm yếu nhất, nhạy cảm nhất - Ảnh 2.

Khảo sát ở 3 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp cho rằng, chính quyền còn ưu ái cho doanh nghiệp FDI. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2020: Vẫn ưu ái doanh nghiệp nhà nước FDI

Tuy nhiên, kết quả khảo sát PCI vẫn cho thấy, cứ 4 doanh nghiệp được hỏi thì có 1 doanh nghiệp cho rằng địa phương ưu ái doanh nghiệp nhà nước, gây khó khăn cho tư nhân.

Khảo sát ở 3 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp cho rằng, chính quyền còn ưu ái cho doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), theo tờ Tiền phong.

Có thể thấy, 2 chỉ số xếp hạng được công bố trong tuần này đã chạm tới những điểm yếu nhất, nhạy cảm nhất của chính quyền địa phương qua góc nhìn của doanh nghiệp.

Dù vậy, chính những kỳ vọng và sự thất vọng, những điều còn chưa hài lòng của người dân, doanh nghiệp... đều phát đi tín hiệu và động lực để các địa phương bất kể đang ở thứ hạng nào tiếp tục nghiên cứu, đổi mới chính sách, thúc đẩy cải cách một cách thực chất, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

PAPI 2020: Quảng Ninh đứng đầu cả nước, Hà Nội thuộc nhóm thấp nhất PAPI 2020: Quảng Ninh đứng đầu cả nước, Hà Nội thuộc nhóm thấp nhất

VTV.vn - Quảng Ninh đã tăng 2 bậc để vươn lên vị trí dẫn đầu trong BXH Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính Công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước