Công ty AZ mỗi năm xuất khẩu hơn 1 triệu USD hàng dệt may, đồng thời nhập khẩu tới 40-50% nguyên liệu đầu vào. Theo doanh nghiệp này, nếu tỷ giá năm tới được điều chỉnh theo hướng biến động thường xuyên hơn, doanh nghiệp sẽ buộc phải có phương án lập quỹ dự phòng 5-10% đề phòng rủi ro tỷ giá.
Còn doanh nghiệp Việt Thắng, mỗi năm nhập khẩu tới 50 triệu USD sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Trong bối cảnh USD đang mạnh lên như hiện nay, nếu không có cơ chế neo giữ tỷ giá như trước, doanh nghiệp này lo ngại họ sẽ buộc phải nhập ít hàng hơn
Theo các chuyên gia kinh tế, với cơ chế tỷ giá mới, việc tỷ giá tăng hay giảm sẽ được thị trường quyết định nhiều hơn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ buộc phải vận động theo cơ chế thị trường
Cũng theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, cơ chế tỷ giá mới sẽ tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm phái sinh tại Việt Nam như một công cụ tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp loại trừ rủi ro biến động tỷ giá.
Tính riêng trong 3 ngày qua, sau khi có thông tin về cơ chế điều hành tỷ giá mới cho năm 2016, các sản phẩm phái sinh, dù còn khá mới tại thị trường tài chính Việt Nam, đã được giao dịch nhiều gấp 10-20 lần so với trước đó. Đây là một công cụ đã khá phổ biến tại nhiều thị trường tài chính lớn trên thế giới, dự kiến sẽ được áp dụng rộng rãi hơn tại Việt Nam trong thời gian tới.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!