Chính sách kinh tế và cuộc sống: Chiến lược phát triển năng lượng tại Việt Nam

PV-Chủ nhật, ngày 01/06/2014 16:43 GMT+7

"Chiến lược phát triển năng lượng tại Việt Nam" sẽ là nội dung chính của chương trình Chính sách kinh tế và cuộc sống tuần này.

Ngày 27/5/1994, được đánh dấu là một ngày trọng đại của hệ thống truyền tải điện Việt Nam - hệ thống 500kV chính thức được đưa vào vận hành. Lần đầu tiên hệ thống điện ba miền đất nước đã được kết nối thành một mạch thống nhất.

Hơn 10 năm sau, ngành điện Việt Nam lại hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 2.

Đầu tháng 5 năm nay, đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông được xác định là đường dây 500kV mạch 3 cũng đã được đóng điện cung cấp điện cho khu vực miền Nam mùa khô năm nay và những năm tiếp theo, làm cơ sở để hình thành hệ thống liên kết lưới điện truyền tải 500kV của Việt Nam với lưới điện trong khu vực.

Mặc dù đã phát triển nhanh chóng sau 20 năm mạch 1 đi vào hoạt động, nhưng nhu cầu phát triển năng lượng của đất nước tăng cao trong những năm qua, khiến hệ thống điện luôn trong tình trạng quá tải và thiếu dự phòng. Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, để đáp ứng nhu cầu điện, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho toàn ngành điện trong giai đoạn 2011-2030 ước tính khoảng 124 tỷ USD. Và đây sẽ là áp lực rất lớn cho ngành điện khi khả năng thu xếp vốn của tập đoàn điện lực Việt Nam chỉ đáp ứng 20%-30% tổng mức đầu tư cho các dự án điện.

Thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư đã được Chính phủ xác định là hướng đi quan trọng của ngành điện. Nhưng để thu hút và phát triển bền vững ngành điện cần thay đổi lại cấu trúc theo hướng công khai và minh bạch.

Chương trình Chính sách kinh tế và cuộc sống tuần này với nội dung “Chiến lược phát triển năng lượng tại Việt Nam” sẽ đề cập rõ hơn đến các vấn đề liên quan trên, mời quý vị cùng theo dõi!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước