Cấp thiết triển khai vận tải đa phương thức

Lô Dũng (Ban Thời sự)-Thứ bảy, ngày 24/02/2018 17:44 GMT+7

VTV.vn - Thực tế ở Việt Nam, vận tải đa phương thức không phải là khái niệm mới. Từ năm 2009, Chính phủ đã ban hành nghị định về loại hình vận tải này.

Sau gần 10 năm, việc triển khai áp dụng và tổ chức kết nối các loại hình vận tải đang được thực hiện thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về câu chuyện này, bắt đầu từ vận tải đường sắt - lĩnh vực vốn được xem là có ưu thế về vận tải hàng hóa khối lượng lớn.

Không chỉ ga Giáp Bát, Trung tâm logistics - Ga Yên Viên nơi được đầu tư xây dựng với hình thức xã hội hóa nhằm thực hiện đề án vận chuyển container bằng đường sắt cũng ảm đạm không kém. Hệ thống cẩu chuyên dùng được đầu tư khá hiện đại nhưng cũng thường xuyên bỏ không.

Trung tâm logistics Yên Viên được kỳ vọng trở thành cánh tay nối dài của Cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân bởi với ứng dụng công nghệ tiên tiến, năng lực xếp dỡ container được nâng cao 3 - 5 lần. Tuy nhiên, dù năng lực có thể đáp ứng nhưng một khi công tác vận tải chưa được triển khai thành một chuỗi kết nối thì cũng không đem lại kết quả như mong đợi.

Đây chính là lý do đường sắt kết hợp với Tân Cảng triển khai thực hiện kết nối trong tổ chức vận tải. Dù mới được Bộ Giao thông Vận tải cho phép chưa lâu nhưng đến nay, tại cảng cạn Tân Cảng Sóng Thần, Bình Dương, hàng hóa từ đường bộ chuyển qua đường sắt rồi đi tiếp hay ngược lại, chủ hàng cũng không cần phải lo lắng. Đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức sẽ tính toán thực hiện. Ưu điểm của đường sắt và đường bộ cùng được phát huy.

Bên cạnh đó, lượng hàng hóa tập trung tại Tân Cảng Sóng Thần để vận chuyển đường sắt, dẫn đến thời gian bốc xếp 1 container chỉ xuống còn vài phút thay vì vài tiếng do được cơ giới hóa để làm số lượng lớn. Những điều này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Điều này có thể thấy rõ khi giá vận tải bằng đường sắt đang thấp hơn đến 20% so với đường bộ. Ngoài ra, vận tải đa phương thức cũng giúp cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tận dụng tối ưu cơ sở hạ tầng và điểm mạnh của các bên để phát triển.

Theo tính toán, chi phí logistic đang chiếm từ 21 - 25% GPD. Gánh nặng này sẽ được giải quyết nếu như các lĩnh vực vận tải thực hiện được sự kết nối để phát huy hết thế mạnh của riêng mình.

Vận tải đa phương thức - Xu hướng tất yếu Vận tải đa phương thức - Xu hướng tất yếu Thụy Sĩ giới thiệu khái niệm vận tải mới Thụy Sĩ giới thiệu khái niệm vận tải mới Việt Nam - Thị trường tiềm năng cho dịch vụ logistics Việt Nam - Thị trường tiềm năng cho dịch vụ logistics

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước