Mở đầu bài viết India Today trích dẫn báo cáo của Qima, một công ty kiểm tra chất lượng và kiểm soát chuỗi cung ứng có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) cho biết có một sự gia tăng đột biến về nhu cầu kiểm tra và kiểm toán đến từ các khách hàng Bắc Mỹ và châu Âu ở Nam Á và Đông Nam Á.
Theo Qima, các báo cáo kiểm tra, kiểm toán này được sử dụng để những công ty này di chuyển đến một địa điểm mới. Tại đây, Qima cho biết 45% có nhu cầu đối với Đông Nam Á (Việt Nam, Myanmar và Philippines dẫn đầu). Và 52% ở Nam Á, nơi Bangladesh vẫn là điểm đến hàng đầu của các thương hiệu dệt may.
Theo khảo sát của Qima với 200 doanh nghiệp có chuỗi cung ứng toàn cầu, thì 87% ý kiến được hỏi cho biết COVID-19 sẽ gây ra những thay đổi đáng kể trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhu cầu về dịch chuyển gia tăng mạnh trong tháng 1 và tháng 2 khi mà hầu hết các tỉnh thành của Trung Quốc bị cách ly bởi đại dịch COVID-19.
Qima cho biết sau khi Trung Quốc dần dỡ bỏ các lệnh cách ly từ đầu tháng 3 thì ngành sản xuất của nước này tăng mạnh. Tuy nhiên sự phục hồi này đã lao dốc ngay sau đó, khi mà theo Qima, khối lượng các báo cáo về kiểm tra, kiểm toán tại Trung Quốc đã giảm mạnh đến 19%. Điều này đến từ viêc các công ty Mỹ và châu Âu "thấm đòn" COVID-19.
Một báo cáo khác quan trong hơn của Qima nói rằng, trong một cuộc thăm dò với 200 doanh nghiệp có chuỗi cung ứng toàn cầu, thì 87% ý kiến được hỏi cho biết COVID-19 sẽ gây ra những thay đổi đáng kể trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hơn 50% ý kiến cho biết, họ đã bắt đầu chuyển sang các nhà cung cấp ở những nơi không bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Ngoài COVID-19, sự dịch chuyển này đã xuất hiện kể từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu. Và quá trình này được dự đoán sẽ còn tiếp tục ngay cả khi ông Trump thua trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây.
Theo Qima, quá trình các công ty dịch chuyển ra khỏi Trung Quôc sẽ tiếp tục ngay cả khi ông Trump thất cử
Theo India Today, sự dịch chuyển này đã làm dấy lên hy vọng tại Ấn Độ rằng có thể thu hút được các doanh nghiệp ngoại với một nền chính trị dân chủ kết hợp một thị trường mở.
Một báo cáo vào tháng Năm cho biết, Ấn Độ đã dành quỹ đất 4.62 ha để hút các doanh nghiệp rời Trung Quốc. Khoảng 1.000 công ty Mỹ đã tiếp cận với các ưu đãi cho việc chuyển các nhà máy sản xuất của họ sang Ấn Độ.
Thậm chí một số bang như Uttar Pradesh còn lập hẳn một "đội đặc nhiệm" để hút các nhà đầu tư ngoại. Tuy niên theo India Today, các công ty dường như vẫn không chọn Ấn Độ là điểm đến.
Nghiên cứu từ tập đoàn tài chính Nhật Bản Nomura cho thấy điểm đến của các công ty này vẫn là ở Đông và Đông Nam Á. Thống kê của Nomura cho biết, 56 công ty dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc đại lục vào năm 2018-19, Việt Nam đón được 26 công ty, Đài Loan (Trung Quốc) đón 11 công ty và Thái Lan đón 8 công ty, và chỉ có 3 công ty đến Ấn Độ.
Theo India Today, Việt Nam đang nổi lên như là một quốc gia hình mẫu trong cuộc chiến chống COVID-19
Theo Qima, các công ty đang tìm kiếm một điểm đến an toàn hơn trong thời kỳ hậu COVID-19. Đây là những nơi kiểm soát tốt đại dịch COVID-19.
Và Việt Nam đang nổi lên như là một quốc gia hình mẫu trong cuộc chiến chống COVID-19. Hiện Việt Nam mới chỉ ghi nhận 320 ca mắc bệnh, trong đó đáng chú ý chưa có trường hợp nào tử vong. Theo India Today với dân số gần 100 triệu người, đây là một thành tích rất đáng khen ngợi của Việt Nam.
So sánh với Việt Nam, India Today đưa ra trường hợp của Tây Bengal – một bang của Ấn Độ cũng với dân số khoảng 100 triệu người đã ghi nhân hơn 8.600 ca mắc bệnh, và hơn 400 người tử vong vì COVID-19.
Quốc hội Việt Nam đã vừa phê chuẩn thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA)
Cũng theo India Today, để biến mình thành trở nên hấp dẫn hơn, Việt Nam đã vừa phê chuẩn thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), qua đó loại bỏ 85% thuế quan của EU đối với hàng xuất khẩu sản xuất tại Việt Nam và loại bỏ thuế nhập khẩu cho các nước châu Âu.
"Điều này giải thích cho lý do tại sao, Ấn Độ không phải là điểm đến ưa thích của những công ty thực sự dịch chuyển hoặc đang có ý định dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc. Tiếp cận với thị trường lớn của Ấn Độ không phải là yếu tố quyết định duy nhất đối với họ. Ngay cả khi Ấn Độ được coi là đối thủ với Trung Quốc", India Today nhấn mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!