Đạt mức xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2019 nhưng một xu hướng rất rõ ràng - con cá tra đang dần trượt về giá trị, hẹp về thị trường. Đây là một trong những nhận định được đưa ra tại hội nghị định hướng và phát triển ngành cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi là thủ phủ của ngành cá tra.
Đây là ngành chúng ta đã từng chiếm vị trí độc tôn trên thị trường thế giới cũng là ngành đóng góp rất lớn vào xuất khẩu thủy sản, nhưng nếu để trượt dốc thì rất dễ mất đi những lợi thế riêng có, điều các ngành hàng khác còn đang chật vật để tìm kiếm
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định, dịch COVID-19 xuất hiện ở hầu hết các thị trường trọng điểm tiêu thụ cá tra của Việt Nam, vì thế việc đứt gãy do một số nguyên nhân. Thứ nhất, thị trường bị phong tỏa, giãn cách nên các hệ thống nhà hàng, hệ thống bán lẻ bị co lại đột ngột. Thứ hai, những hợp đồng dang dở cũng có hiện tượng tương tự như vậy. Điều đó khiến khâu tiêu thụ cá tra bị chững lại, với tỷ trọng quý I khoảng 28-29%.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (phải) trong chương trình Vấn đề hôm nay.
Mới đây kết quả của đợt rà soát thuế chống bán phá giá đối với cá tra xuất khẩu sang Mỹ dự kiến giảm xuống 0% được xem là một tín hiệu tốt với con cá tra Việt Nam. Nhưng một tín hiệu tốt cũng chưa thể khiến cả ngành có thể tốt, bởi nếu muốn giữ vị trí của mình trên thế giới cần phải định vị lại cả ngành cá tra từ các khâu đầu tiên. Khó nhưng sẽ phải làm bởi con cá tra đã vươn ra được thị trường thế giới sẽ phải chơi theo luật của thế giới ngay cả khi thị trường này đang bất định và biến đổi khó lường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!