Có thể thấy, phát mại, bán đấu giá tài sản đang là cách nhiều ngân hàng lựa chọn để kiểm soát nợ xấu.
Mảnh đất vừa được rao bán có địa chỉ tại số 2 - 4 phố Đội Nhân, quận Ba Đình, TP.Hà Nội, của Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Trường Phát. Do nợ hơn 100 tỷ không thể trả, nên mới đây, ngân hàng BIDV chi nhánh Quang Trung đã thông báo bán đấu giá khoản nợ của công ty này.
Được biết, đây không phải lần đầu BIDV rao bán khoản nợ của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trường Phát. Vào đầu tháng 7, khoản nợ này đã được BIDV bán đấu giá với giá khởi điểm là hơn 100 tỷ đồng. Mức giá rao bán lần 2 đã giảm 2 tỷ đồng so với lần đầu tiên. Nhiều năm trước, khu đất này trở thành bãi giữ xe trái phép.
Vào đầu tháng 7, khoản nợ này đã được BIDV bán đấu giá với giá khởi điểm là hơn 100 tỷ đồng.
Không chỉ BIDV, thời gian qua, hàng loạt ngân hàng cũng thông báo phát mãi các tài sản đã được thế chấp tại ngân hàng. Ví dụ, từ tháng 5 đến nay, ngân hàng VietcomBank đã đưa ra gần 10 thông báo phát mãi các tài sản gắn liền với khoản nợ như ô tô, bất động sản hay nhà xưởng với giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng. Vietinbank bán đấu giá 30 quyền sử dụng đất tại Hòa Bình.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù tài sản phát mại từ các ngân hàng có giá "mềm" hơn bên ngoài thị trường, nhưng người mua vẫn không mặn mà. Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do việc mua lại các tài sản này không đơn giản, đòi hỏi nhiều thủ tục pháp lý liên quan, bên cạnh đó ảnh hưởng từ COVID-19 nên khách hàng khó thu xếp được tiền.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!