Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia, tình trạng này là do thị trường bất động sản được dự báo đang ở cuối chu kỳ tăng trưởng, cộng với sức ép của dịch bệnh COVID-19 khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp và ngân hàng đều đến điểm giới hạn, buộc phải đưa các khoản nợ ra đấu giá.
Mới đây, khoản nợ xấu lên đến hơn 4.000 tỷ đồng ở dự án Kenton Node của Công ty Tài Nguyên bị ngân hàng BIDV chi nhánh sở giao dịch 2 thông báo rao bán. Không lâu sau đó, chi nhánh này tiếp tục đấu giá một khoản nợ 512 tỷ đồng của Công ty Nhà Hưng Ngân.
Bên cạnh BIDV, nhiều ngân khác cũng đang miệt mài bán nợ, phát mãi tài sản như Sacombank, Techcombank… với loạt tài sản bất động sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng dồn dập bán đấu giá hàng trăm khoản nợ đã mua lại từ các tổ chức tín dụng.
Nhiều chuyên gia dự báo, với diễn biến thị trường như hiện nay kèm dịch COVID-19 kéo dài, các bất động sản thế chấp của ngân hàng sẽ khó xử lý hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!