Bị Mỹ gây sức ép, Trung Quốc quyết tự chủ trong công nghệ bán dẫn

Thái Bình - Thế Tâm (PV Đài THVN thường trú tại Trung Quốc)-Thứ bảy, ngày 12/09/2020 06:22 GMT+7

VTV.vn - Chính phủ Trung Quốc cùng các doanh nghiệp đang đẩy mạnh phát triển để nâng cao tính tự chủ trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn. Tuy nhiên, đây là một thách thức lớn.

Mang tính nền tảng để phát triển nhiều lĩnh vực công nghệ khác, công nghệ bán dẫn của Trung Quốc về cơ bản còn đi sau Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, trước sức ép ngày càng mạnh mẽ từ việc Washingyon cấm nhiều doanh nghiệp công nghệ làm ăn với đối tác Bắc Kinh, chính phủ Trung Quốc cùng các doanh nghiệp đã đẩy mạnh phát triển để nâng cao tính tự chủ trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn.

Công ty Bắc Đẩu Tinh Thông, Trung Quốc vừa độc lập phát triển thành công chip định vị 22 nanomet, dự kiến sản xuất hàng loạt trong nửa đầu của 2021. Phải mất 10 năm, doanh nghiệp này phát triển từ chip 90 nanomet đến 22 nanomet.

Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất đại trà chip 28 nanomet. Công nghệ định vị của Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh, với doanh số năm 2019 lên đến hơn 50,5 tỷ USD, tăng 14, 5% so với năm trước đó.

Bị Mỹ gây sức ép, Trung Quốc quyết tự chủ trong công nghệ bán dẫn - Ảnh 1.

Tự chủ ngành công nghiệp bán dẫn được Chính phủ Trung Quốc cũng như nhiều doanh nghiệp xem là yếu tố sống còn. (Ảnh minh họa: Reuters)

Tiếp nối Huawei, dường như Mỹ đang có kế hoạch xem xét đưa công ty chuyên sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu Trung Quốc, là SMIC, vào danh sách đen thương mại của Mỹ. Tham vọng công nghệ của Trung Quốc đang bị đe dọa.

Mỗi năm, Trung Quốc nhập hơn 312 tỷ USD vật liệu bán dẫn, nhiều hơn cả nhập dầu thô. Tắc đường nhập từ Mỹ, tìm nguồn nhập từ nước khác thay thế cũng không phải dễ vì Mỹ hầu như có trong mọi ngóc ngách của công nghệ bán dẫn.

"Huawei cũng triển khai nhiều giải pháp để đối phó với chính sách cấm bán các linh kiện, công nghệ Mỹ bằng cách tăng mạnh các khoản đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển R&D, dần dần tiến tới giảm dần sự phụ thuộc vào chip của Mỹ", ông Quách Bình, Chủ tịch luân phiên Huawei, Trung Quốc, cho biết.

Bị Mỹ gây sức ép, Trung Quốc quyết tự chủ trong công nghệ bán dẫn - Ảnh 2.

Mỗi năm, Trung Quốc nhập hơn 312 tỷ USD vật liệu bán dẫn. (Ảnh minh họa: Reuters)

Tuy nhiên, công nghiệp bán dẫn có độ phức tạp, độ chính xác cực kỳ cao, phải tốn hàng thập kỷ để nghiên cứu, nên đây là một thách thức rất lớn đối với Trung Quốc. Nước này đặt mục tiêu đến 2025 tự chủ 2/3 nhu cầu chất bán dẫn, trong khi hiện chỉ sản xuất được khoảng 1/5 nhu cầu.

Những quy định từ chính phủ Mỹ cấm các công ty công nghệ Mỹ làm ăn với công ty công nghệ Trung Quốc là một cú sốc lớn với không chỉ doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc. Tự chủ ngành công nghiệp bán dẫn được Chính phủ Trung Quốc cũng như nhiều doanh nghiệp xem là yếu tố sống còn. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, đây là điều không dễ và cần thời gian dài.

Mỹ siết chặt xuất khẩu chất bán dẫn cho Huawei Mỹ siết chặt xuất khẩu chất bán dẫn cho Huawei

VTV.vn - Huawei gặp phải khó khăn khi tiếp cận các nhà cung cấp chất bán dẫn từ Mỹ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước