Theo Tổng cục Thống kê, thời gian gần đây, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên phạm vi cả nước tăng cao. Có thể thấy, các doanh nghiệp này đang có kế hoạch để đón nhận cơ hội trong năm 2025.
Để hỗ trợ tốt hơn nữa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, Tổng cục Thống kê đề xuất để giảm áp lực chi phí đầu vào của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn vốn sản xuất kinh doanh.
42% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, 1/3 doanh nghiệp tham gia khảo sát kiến nghị Nhà nước cần có các biện pháp nhằm bình ổn giá nguyên vật liệu và năng lượng để doanh nghiệp yên tâm sản xuất.
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất chế biến thực phẩm có tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị giảm lãi suất cho vay cao nhất với 50,3%. Thứ hai là ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) với 50,1%; thứ ba là ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác với 47,3%.
Theo địa phương, có tới 36/63 địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị giảm lãi suất cho vay cao hơn mức bình quân chung của cả nước (42%). Một số trung tâm công nghiệp lớn của cả nước có tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị giảm lãi suất cho vay cao gồm: TP Hồ Chí Minh 51,6%; Hà Nội 48,8%; Bắc Ninh 40,5%; Đồng Nai 35,6%.
Tổng cục Thống kê cũng đề xuất cải cách thủ tục hành chính bao gồm việc rút ngắn thời gian và cắt giảm quy trình xử lý thủ tục hành chính. Đồng thời, doanh nghiệp cũng kiến nghị Nhà nước có chính sách cụ thể đối với việc thuê đất dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiết kiệm VTV.vn - Đầu năm 2025, thị trường tài chính sôi động khi 8 ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất huy động từ đầu tháng 1, báo hiệu xu hướng biến động lãi suất trong thời gian tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!