20% DN châu Âu tính chuyện rút khỏi Việt Nam

Thái Bảo-Thứ tư, ngày 04/09/2013 16:29 GMT+7

 Kết quả một cuộc khảo sát của Eurocham mới công bố cho thấy, các doanh nghiệp châu Âu gia tăng lo ngại về mức độ lạm phát và triển vọng của nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.

Đáng chú ý là khoảng 1/5 doanh nghiệp được khảo sát phản hồi đã cân nhắc khả năng chuyển công việc kinh doanh của họ sang thị trường ASEAN khác trong 6 tháng vừa qua. Để tìm hiểu cụ thể những vấn đề doanh nghiệp châu Âu đang gặp phải tại thị trường Việt Nam và sức cạnh tranh gia tăng từ các thị trường ASEAN khác, phóng viên VTV đã có cuộc phỏng vấn ông Csaba Bundik, Giám đốc điều hành Eurocham tại Hà Nội.

Thưa ông Bundik, theo kết quả khảo sát thì doanh nghiệp châu Âu đang băn khoăn nhiều nhất những vấn đề gì khi làm ăn tại Việt Nam?

Ông Csaba Bundik: Eurocham có trên 750 thành viên từ nhiều thành phần, nhưng tựu chung lại, vấn đề của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam chia thành các nhóm chính sau:

Thứ nhất là sự cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp Nhà nước, ước tính 40% các DNVN là doanh nghiệp Nhà nước, tất nhiên là họ được hưởng một số ưu đãi như quyền sử dụng đất kéo dài và mục tiêu lợi nhuận hạn chế. Bởi vậy xét về cạnh tranh DN châu Âu ở thế yếu hơn. Chúng tôi muốn một sự đối xử công bằng hơn.

‘ Ảnh: VTV News

Vấn đề thứ hai là quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ Việt Nam muốn gia tăng sức cạnh tranh của DN trong nước bằng giá trị gia tăng của công nghệ thông tin bên cạnh nguồn nhân lực dồi dào, thế nhưng các doanh nghiệp châu Âu thì rất khó đưa công nghệ vào Việt Nam khi mà việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn chưa được cải thiện.

Tiếp theo là việc thi hành luật ở các địa phương đôi khi còn có sự không đồng nhất. Thứ nữa, 85% thành viên của chúng tôi cho rằng chính sách thuế còn tương đối phức tạp và thủ tục còn hơi khó để theo.

Theo khảo sát 20% doanh nghiệp phản hồi đã cân nhắc việc chuyển công việc kinh doanh sang thị trường ASEAN khác. Vậy các thị trường ASEAN đó cụ thể là những nước nào và chúng tiềm năng hơn thị trường Việt Nam ở điểm gì?

Ông Csaba Bundik: 20% doanh nghiệp được khảo sát gặp những vấn đề riêng của họ, trong đó có các vấn đề tôi đã trình bày ở trên.

Gần đây, môi trường kinh doanh của Indonesia và Myanmar đã cởi mở hơn rất nhiều, có vẻ là như những nước này dễ tiếp cận hơn về một số mặt. Đây là sự cạnh tranh giữa các nước ASEAN với nhau, nếu nước nào có thể cung cấp môi trường kinh doanh dễ chịu hơn, đảm bảo hơn thì nhà đầu tư dĩ nhiên sẽ cân nhắc chuyện lựa chọn nước đó cho các kế hoạch tương lai. Thực ra con số đó có nghĩa là 80% doanh nghiệp châu Âu vẫn tin tưởng vào triển vọng làm ăn dài hạn ở Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước