Đại học Bách khoa Hà Nội có điểm sàn ở các mã ngành khác nhau, dao động 21-24. Theo đó, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 21 điểm.
Đại học Kinh tế quốc dân lấy ngưỡng xét tuyển của tất cả 25 mã ngành là 18 điểm, tăng 1 điểm so với năm 2016. Được biết, tổng số nguyện vọng đăng ký vào Đại học Kinh tế quốc dân là hơn 60.000, trong khi chỉ tiêu chỉ có 4.800.
Đại học Ngoại Thương cơ sở Hà Nội và TP.HCM có mức sàn là 22,5 khối A; các khối còn lại 21,5; riêng khối D2 (thi tiếng Nga) lấy 20,5 điểm. Cơ sở Quảng Ninh của trường nhận hồ sơ từ 18 điểm.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM công bố điểm xét tuyển đối với từng ngành, cao nhất là 22,5 điểm đối với ngành Kỹ thuật ô tô và thấp nhất đối với một số ngành Kinh tế gia đình, Công nghệ chế biến lâm sản... là 18 điểm.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân dự kiến đưa ra mức điểm xét tuyển từ 18 điểm trở lên.
Học viện Ngân hàng cơ sở Hà Nội chỉ xét tuyển thí sinh đạt từ 17,5 điểm trở lên; cơ sở Bắc Ninh và Phú Yên nhận hồ sơ từ mức điểm sàn 15,5 điểm,
Ngoài ra, Đại học Hà Nội, Đại học Thủy lợi, ĐH Ngân hàng TP.HCM, ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM),.. nhận hồ sơ từ mức điểm sàn do Bộ GD&ĐT vừa công bố sáng 12/7, là từ 15,5 điểm.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức điểm điều kiện tối thiểu để thí sinh nộp hồ sơ vào trường. Điểm chuẩn vào trường thông thường sẽ cao hơn so với điểm nhận hồ sơ, nhất là ở những trường tốp trên.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 15/7, thí sinh sẽ có quyền điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học đã đăng ký trước
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!