75 năm nỗ lực phổ cập giáo dục tại Việt Nam

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 25/08/2020 09:38 GMT+7

VTV.vn -Năm 1945, khi Việt Nam vừa giành được độc lập, đất nước ta có tới 95% người dân mù chữ. 75 năm qua, dân tộc Việt Nam đã lần lượt đẩy lùi giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt.

Việt Nam đã từng bước xóa nạn mù chữ, tiến tới phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, hãy cùng nhìn lại 75 năm nỗ lực phổ cập giáo dục tại Việt Nam.

Toàn bộ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học của 1 điểm trường thuộc xã biên giới Nậm Nhừ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên bị bùn đất vùi lấp, hư hỏng nặng trong trận lũ quét ngay trước thềm năm học mới. Mặc dù vậy, các giáo viên ở đây vẫn nỗ lực đến từng nhà, vận động học sinh đi học trở lại. Đặc biệt là với trẻ 5 tuổi, trong đối tượng phổ cập, nhiệm vụ đảm bảo cho các em đi học đầy đủ càng quan trọng hơn hết.

75 năm nỗ lực phổ cập giáo dục tại Việt Nam - Ảnh 1.

Những nỗ lực không mệt mỏi của các giáo viên cùng với sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương tới các địa phương đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017.

Việc phổ cập giáo dục miễn phí cho trẻ mầm non 5 tuổi nhằm bảo đảm hầu hết trẻ em ở tuổi này đều được đến lớp; được chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học để chuẩn bị đầy đủ các yếu tố, sẵn sàng vào học lớp 1.

75 năm nỗ lực phổ cập giáo dục tại Việt Nam - Ảnh 2.

Bà Rana Flowers - Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) tại Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi hoan nghênh việc Luật Giáo dục 2019 của Việt Nam quy định cụ thể về phổ cập giáo dục mầm non miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi. Ngoài ra, chúng ta cần chú trọng vào những chi phí khác liên quan đến giáo dục mà cha mẹ phải đóng như sách giáo khoa, nước sạch, xà phòng và các đóng góp khác ngoài học phí. Đối với những gia đình nghèo, đây sẽ là lý do khiến trẻ em bỏ học. Do đó, chúng ta vẫn cần chú trọng nhiều hơn nữa để đảm bảo duy trì trẻ em đến trường, không bỏ học".

Đạt phổ cập giáo dục đã là nỗ lực lớn, nhưng duy trì kết quả phổ cập giáo dục bền vững và nâng cao chất lượng phổ cập trong các năm tiếp theo là công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa, đặc biệt là đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận với các điều kiện học tập của học sinh ở các vùng miền khác nhau.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Việc nỗ lực xóa mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trong điều kiện kinh tế còn khó khăn cho thấy tầm nhìn của Việt Nam trong việc đặt trọng tâm vào lĩnh vực giáo dục, đảm bảo các điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, từ đó tạo nên sức mạnh nội lực của đất nước trong thế kỷ XXI.

Trong 75 năm qua, Việt Nam đã xóa được nạn mù chữ, phổ cập giáo dục bền vững và nâng cao. Có thể nói đây là một thành tựu mà không phải quốc gia nào trong nhóm các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp cũng đạt được.

Chuyện về người phụ nữ hơn 30 năm xóa mù chữ ở 'làng ốc đảo' Chuyện về người phụ nữ hơn 30 năm xóa mù chữ ở "làng ốc đảo" Sửa đổi Luật Giáo dục: Cần phổ cập Trung học cơ sở đến 10 năm Sửa đổi Luật Giáo dục: Cần phổ cập Trung học cơ sở đến 10 năm Việt Nam cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non Việt Nam cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước