Trẻ cần hiểu gì về vệ sinh cá nhân?

-Thứ hai, ngày 08/10/2012 08:01 GMT+7

Vệ sinh cá nhân hoặc tắm rửa, chải chuốt và chăm sóc cơ thể là một chủ đề quan trọng mà cha mẹ hay người chăm sóc khác nên thảo luận với con trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Những hoạt động hàng ngày như chơi thể thao có thể khiến trẻ nhỏ bị bẩn và ra mồ hôi đòi hỏi bọn trẻ phải tắm táp và thay quần áo. Khi bước vào tuổi dậy thì, khoảng từ 10-14 tuổi, sự thay đổi nội tiết tố làm cho hệ lông, tóc phát triển mạnh dẫn đến việc sản sinh dầu và bã nhờn tăng lên. Do đó, cơ thể dễ gặp nhiều vấn đề rắc rối liên quan như mùi cơ thể và mụn trứng cá. Thế nên, việc thực hiện vệ sinh cá nhân tốt ở bất kỳ độ tuổi nào đều có ích và quan trọng với trẻ.

Tắm và gội đầu

Trẻ nhỏ thường không cần phải tắm đều đặn mỗi ngày cho đến khi chúng đến tuổi dậy thì. Sau đó, việc tắm rửa và dùng mỹ phẩm khử mùi cơ thể hoặc chống tiết mồ hôi nhiều sẽ giúp làm giảm những mùi hôi khó chịu. Tắm và gội đầu thường xuyên cũng có thể giúp trẻ dậy thì ngăn ngừa mụn trứng cá - hệ quả của sự tích tụ chất nhờn trên da.

Vệ sinh răng miệng

Để có vệ sinh răng miệng tốt, trẻ em cần đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa ít nhất hai lần một ngày. Điều này giúp ngăn ngừa chứng hôi miệng và sâu răng ở trẻ em mọi lứa tuổi. Thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa cũng có thể giúp ngăn ngừa tỳ vết và những hư hại khác gây ra bởi các loại đồ uống có đường và axit như soda, nước uống giải khát và cà phê. Ngoài ra, trẻ em đang niềng răng hoặc làm răng thẩm mỹ cần phải chải răng thường xuyên hơn.

Thường xuyên thay quần áo

Trẻ nhỏ có thể mặc lại quần áo một vài lần nếu không được người lớn yêu cầu phải thay giặt. Trẻ em tuổi dậy thì thường cần phải thay quần áo sạch ít nhất một lần một ngày vì mồ hôi và mùi cơ thể rất dễ bị lưu lại trên trang phục. Tất và quần áo lót đặc biệt dễ bị sinh mùi và vì thế chúng cần phải được thay thường xuyên hơn.

Rửa tay giúp bạn khoẻ mạnh

Trẻ em thường tiếp xúc với nhiều bệnh tật, chẳng hạn như cúm thông thường, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus khác, hoặc do tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh hay chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm. Trẻ em sau đó có thể bị lây nhiễm hoặc lây lan các mầm bệnh khi đưa tay vào miệng, mũi của chúng,âchmj vào người khác và các bề mặt vật dụng. Rửa tay kỹ với xà phòng và nước nhiều lần trong ngày là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của những căn bệnh này.

Hậu quả của việc vệ sinh kém

Trẻ em vệ sinh kém có thể phải chịu hậu quả cả về thể chất và tinh thần. Những thói quen vệ sinh chưa tốt có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị phát ban và nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm nấm... Trẻ em có thói quen vệ sinh kém cũng có thể bị bạn bè trêu chọc, xa lánh hoặc bắt nạt - những hành vi dễ gây tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước