Dậy từ tờ mờ sáng để đi làm vì đoạn đường vài km nhưng phải mất nhiều tiếng do tắc đường, chi phí cho đi lại còn cao hơn chi phí giành cho y tế, giáo dục, thực phẩm... là thực trạng của tình trạng tắc đường tại nhiều nướcchâu Á. Tắc đường khiến người dân đang phải xoay sở theo nhiều cách khác nhau.
Tại Jakarta, Indonesia - một trong những thành phố tắc đường nhất ở châu Á, người dân đã có cách thay đổi để hạn chế bớt thời gian chôn chân trên những con đường đông nghịt phương tiện giao thông. Đó là đổi giờ làm việc từ sáng sang chiều và kéo dài đến đêm, sắp xếp lịch làm việc khoa học hơn, thậm chí, có cơ quan còn chuyển trụ sở làm việc về ngoại ô thành phố để tránh tắc đường...
Theo thống kê, mỗi năm Indonesia có thêm 1 triệu xe ô tô và 14 triệu xe máy đưa vào lưu thông trên toàn quốc, trong đó tập trung chủ yếu ở thủ đô Jakarta. Thiệt hại do tắc đường tại đây đã lên tới con số 5,5 tỷ USD/năm. Chính quyền Jakarta hi vọng tình hình tắc đường có thể được cải thiện khi hệ thống tàu điện ngầm được đưa vào hoạt động từ năm 2019.
Thế nhưng, trong khi chính quyền chưa có giải pháp nào hiệu quả, người dân vẫn phải tự tìm cách thích nghi với tình hình hiện nay.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.