Không chỉ ảnh hưởng đến người hút, khói thuốc lá cũng gieo rắc bệnh tật đến người thường xuyên hít phải khói thuốc, hay còn được gọi là quá trình hút thuốc lá bị động. Quá trình đốt cháy điếu thuốc lá được diễn ra ở nhiệt độ cao (từ 600 – 900 độ C) dẫn đến sự đốt cháy hoàn toàn lá thuốc bao gồm cả đốt cháy các hợp chất dễ bay hơi và đốt cháy tạp chất từ than, tạo ra làn khói thuốc.
Các nhà nghiên cứu ước tính khói thuốc lá có chứa 7,357 hợp chất hóa học thuộc nhiều loại khác nhau. Cụ thể, trong khói thuốc lá có nicotine là chất gây nghiện, khiến người hút khó bỏ được thuốc lá, cùng với đó là khoảng 60 loại hóa chất sinh ra từ quá trình đốt cháy chính là tác nhân độc hại và gây ung thư, như asen (thạch tín, chất độc), benzen (chất gây ung thư mạnh, có trong khói dầu khí, thuốc trừ sâu), ammonia (có trong thuốc kích thích tăng trưởng, sản phẩm tẩy rửa), dioxine (sinh ung thư), formaldehyde (dùng trong ướp xác, gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc), …
Nhiều nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi, nếu không có sự hình thành quá trình đốt cháy thuốc lá thì có làm giảm các chất độc hại cho người hút thuốc không? Và có giải pháp nào để người hút thuốc thụ động không phải hít khói thuốc?
Người hút thuốc thụ động là người không có hành vi hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Người hút thuốc thụ động thường bao gồm con cái, vợ (chồng) của người hút thuốc, sống trong cùng nhà với người hút thuốc hoặc người làm việc trong môi trường có khói thuốc.
Nhằm giảm thiểu tác hại do khói thuốc lá đối với những người hút thuốc thụ động này, Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị một trong những giải pháp là xây dựng các mô hình không khói thuốc như trường học, bệnh viện, công sở, khách sạn, nhà hàng, … Tại nhiều nơi công cộng như công ty, sân bay, trung tâm thương mại có phòng cách ly để hút thuốc, tránh cho khói thuốc phơi nhiễm ra môi trường xung quanh.
Ngoài ra, ở một số nước trên thế giới, chính phủ cũng cho phép và khuyến khích người hút thuốc chuyển đổi sang những sản phẩm không khói thuốc lá. Đã có gần 40 quốc gia cho phép thương mại hóa dòng sản phẩm không khói thuốc lá như Đức, Ý, Anh, Pháp, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Hy Lạp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga, Croatia, Serbia,…
Theo các luận chứng khoa học, dòng sản phẩm thuốc lá hun nóng làm nóng lá thuốc tự nhiên tại một nhiệt độ vừa đủ (chỉ tới 350oC, thấp hơn 600 oC so với nhiệt độ thông thường để đốt cháy thuốc lá truyền thống). Với mức nhiệt này sẽ vừa đủ để chiết xuất nicotine dạng hơi cho người sử dụng mà không sản sinh ra khói thuốc lá. Do không có sự cháy hay sự hình thành của khói thuốc lá hay tàn thuốc lá, sản phẩm này được cho là có khả năng giảm thiểu rủi ro đến 95%. Và vì không có khói nên sản phẩm thay thế thuốc lá này không làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí dù người hút trong phòng kín.
Mặc dù cần thêm thời gian để nghiên cứu, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận rằng "nếu phần lớn những người hút thuốc lá không thể hoặc không muốn bỏ thuốc chuyển đổi ngay lập tức từ thuốc lá thông thường sang sử dụng những sản phẩm cung cấp nicotine thay thế ít độc hại hơn, sau đó dần dần bỏ hẳn thuốc lá sẽ là thành công đáng kể của nền y tế công cộng. Đây là một phần quan trọng để bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành của những người không hút thuốc lá, giúp giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do tiếp xúc thụ động với khói thuốc.
Chương trình camera giấu kín
Chúng tôi đã giả lập những tình huống nhờ trẻ em đi mua thuốc lá và ghi lại những hình ảnh này trong chương trình camera giấu kín.
Mời quý khán giả cùng theo dõi và tham gia chương trình Giao lưu trực tuyến Thực thi Luật Phòng Chống Tác hại Thuốc lá diễn ra vào 14h30 ngày 28/12 (thứ 6) với sự tham dự của các khách mời là đại diện của Quý Phòng chống tác hại của thuốc lá, lực lượng công an, các chuyên gia y tế hàng đầu...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!