Quyền được chết - Ranh giới mong manh giữa lòng nhân đạo và tội giết người

An Ngọc (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ sáu, ngày 24/06/2016 11:43 GMT+7

VTV.vn - Mặc dù đã được áp dụng tại một số quốc gia, tuy nhiên, quyền được chết thanh thản vẫn đang có nhiều tranh cãi về mặt pháp lý và đạo đức của điều luật này.

Brittany Maynard, cái tên đã trở thành hiện tượng truyền thông toàn cầu cách đây 2 năm sau khi tuyên bố lựa chọn quyền được chết thanh thản khi biết mình mắc ung thư não giai đoạn cuối. 1 năm sau cái chết của chị Brittany, bang California, nơi chị và gia đình sinh sống, đã thông qua quy định quyền được chết thanh thản cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ở giai đoạn cuối.

Quyền được chết thanh thản là gì?

Quyền được chết có thể hiểu là một người trưởng thành bị bệnh được phép tự kết liễu cuộc sống bản thân hoặc nhờ bác sỹ trợ giúp mình tìm đến cái chết không đau đớn thông qua việc tiêm liều thuốc độc vào cơ thể.

Các quốc gia áp dụng quyền được chết thanh thản

Ngoài Mỹ, các nước tại châu Âu gồm Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ và Luxembourg cũng áp dụng quyền được chết thanh thản. Riêng tại Bỉ, không chỉ những bệnh nhân mắc bệnh vô phương cữu chữa mà những người mắc chứng bệnh liên quan thần kinh và trẻ nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo cũng là đối tượng của điều luật này.

Tỉ lệ ủng hộ ngày càng tăng

Khảo sát của hãng Gallup vào tháng 5/2015, 68% người Mỹ ủng hộ việc trợ giúp để các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo chết dễ dàng hơn, tăng 10% so với năm 2014. Mặc dù tỷ lệ ủng hộ luật quyền được chết đang tăng lên, tuy nhiên, không thể phủ nhận điều luật này vẫn tạo ra nhiều quan điểm trái chiều trong xã hội.

Quyền được chết: Nên hay không? Quyền được chết: Nên hay không?

Cuộc sống đối với mỗi người có lẽ là tài sản quý giá nhất mà không ai muốn rời bỏ. Sống là một quyền của con người, vậy được chết có phải là quyền hay không?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước