Kính thiên văn James Webb lần đầu chụp trực tiếp một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

Mai Linh (theo CNN)-Chủ nhật, ngày 04/09/2022 11:00 GMT+7

(Ảnh: NASA)

VTV.vn - Được biết, đây là một hành tinh cách Trái đất chúng ta khoảng 385 năm ánh sáng.

Mới đây, các nhà thiên văn học công bố đã chụp được hình ảnh trực tiếp đầu tiên của một hành tinh ngoài hệ Mặt trời bằng Kính viễn vọng Không gian James Webb. Hành tinh này có tên gọi HIP 65426 b, độ tuổi khoảng 15 đến 20 triệu năm và cách Trái đất 385 năm ánh sáng.

Hành tinh này có thể được nhìn thấy qua các bức ảnh chụp từ nhiều thiết bị khác nhau của Webb. Trên thực tế, HIP 65426 b đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2017 nhưng chỉ đến khi công nghệ thiên văn vũ trụ được phát triển tới mức như James Webb, chúng ta mới có thể tìm hiểu chi tiết hơn về nó. 

Nói về phát hiện này, trưởng nhóm phân tích hình ảnh Aarynn Carter cho biết: “Tôi nghĩ điều thú vị mới chỉ được bắt đầu. Các hình ảnh chụp hành tinh ngoài hệ Mặt trời có thể giúp chúng ta hiểu thêm về tổng thể vật lý, hóa học cùng sự hình thành của chúng. Chúng ta thậm chí còn có thể khám phá ra những hành tinh chưa từng được biết đến trước đây.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước