Công ty KFC tại thành phố Bangalore, Ấn Độ, nơi chính quyền địa phương đã ban hành lệnh cấm plastic, đã làm ra những chiếc tô ăn được thay thế cho các bao bì plastic của họ. Nếu nhận được phản hồi tốt từ khách hàng, KFC có thể sẽ cho ứng dụng tại các cửa hàng của hãng trên toàn cầu.
Trong khi đó, ở Thái Lan, công ty bao bì Universal Biopack đã sản xuất tô, đĩa mà người dùng nếu thích có thể cho vào miệng ăn bởi vật liệu làm bằng sợi tre và tinh bột sắn. Tuy nhiên, nhà sản xuất khuyến khích người dùng nên ủ làm phân bón sau khi dùng xong. Lợi ích lớn nhất của dòng sản phẩm này là để bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
Như chúng ta đã biết, bao nilon khi bỏ ra môi trường có thể mất cả nghìn năm để phân hủy hoàn toàn. Điều quan trọng là nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó, sự xuất hiện của loại túi sinh học trông không khác gì túi nilon thông thường cả về độ bóng, dai, mỏng sẽ là một giải pháp hiệu quả cho môi trường.
Túi sinh học này được làm từ rễ cây khoai mì, có thể tan trong nước hoặc đốt cháy thành tro, thậm chí an toàn khi uống. Với lợi ích đó, túi sinh học hứa hẹn sẽ là một sản phẩm thay thế toàn diện cho túi nilon hiện nay. Trong tương lai gần, công ty khởi nghiệp Avani ở Indonesia có kế hoạch xuất khẩu túi sinh học khắp thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đại diện công ty này vạch ra một tương lai, trong đó các đại dương đầy rác thải có thể sẽ không còn bao nilon.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!