Giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng

Bích Ngọc-Thứ sáu, ngày 23/02/2024 11:18 GMT+7

VTV.vn - Người xưa cho rằng, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Rằm tháng Giêng cũng là một trong bốn ngày rằm lớn nhất năm mà người Việt. Rằm tháng Giêng là ngày 15/1 âm lịch hàng năm. Năm nay, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ 7, ngày 24/2 dương lịch.

Giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng - Ảnh 1.

Viếng chùa Đồng Yên Tử, Quảng Ninh

Theo quan niệm, việc cúng Rằm vào ngày 14,15 âm lịch đều hợp lý, tùy vào cách sắp xếp của từng gia đình. Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (11h đến 13h). Người xưa cho rằng, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Theo lịch vạn niên, cúng Rằm tháng Giêng 2024 năm nay ngày 14 âm rơi vào ngày Sát chủ, khá xấu. Theo quan niệm dân gian, ngày này thuộc Bách kỵ, trăm sự đều kỵ, không nên làm các việc trọng đại, bất kể đối với tuổi nào.

Trong ngày chính Rằm tháng Giêng năm 2024 có 3 khung giờ đại cát để tiến hành cúng khấn, dễ được Thần Phật độ trì, gia tiên phù hộ, gồm:

Giờ Mão (5h-7h) – Giờ Ngọc Đường

Giờ này thuộc sao Thiếu Vi và sao Thiên Khái chiếu sáng. Rất tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng, sau này làm việc gì cũng được quý nhân tương trợ, nâng đỡ, thành công đến bất ngờ ngoài mong đợi.

Giờ Ngọ (11h-13h) – Giờ Tư Mệnh

Giờ này thuộc sao Nguyệt Tiên và sao Phượng Liễn chiếu. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào khung giờ này được cho là Đại cát, bởi là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn phát triển như diều gặp gió, dù khó khăn đến mấy vẫn vượt qua. Tiền của vật chất đong đầy, cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.

Giờ Thân (15h-17h) – Giờ Thanh Long

Giờ này thuộc khung giờ của sao Thiên Ất chiếu, rất tốt cho khởi sự. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này thì mưu sự thuận lợi, nhất là việc kết hôn, thành gia lập thất lại càng viên mãn.

Ngoài nghi thức cúng Rằm tháng Giêng thì nhiều người vẫn thường đi lễ chùa và giải hạn nhằm cầu mong sự phù hộ của trời phật để có một năm an lành, phát đạt.

(Thông tin mang tính tham khảo)

Giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng - Ảnh 2.

Người dân đến thắp hương tại Đền Ngọc Sơn ngày đầu năm

Ý nghĩa và những điều kiêng kỵ Rằm tháng Giêng Ý nghĩa và những điều kiêng kỵ Rằm tháng Giêng

VTV.vn - Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu được hiểu là thời điểm đánh dấu sự kết thúc tháng "ăn chơi" để bắt tay vào công việc cho một năm mới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước