Theo dân gian truyền miệng, trong những ngày dịp Tết Đoan Ngọ, mọi người ăn trái cây và những chiếc bánh ú lá tre để diệt sâu bọ, đẩy lùi mọi bệnh tật. Do đó, những cái bánh ú lá tre là không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ, nó xuất hiện gần như ở mọi ngôi chợ truyền thống không chỉ ở miền quê.
Bánh ú lá tre còn được gọi là bánh nước tro vì nếp làm bánh được ngâm với nước than rơm hoặc một số loại cây trái khác. Lá tre gói bánh là loại lá xanh, bản to, được rửa sạch, để ráo nước trước khi gói. Vào mỗi mùa bánh, làng nghề tiêu thụ tới hàng nghìn kg lá tre, nguồn cung chủ yếu từ các nhà vườn ở tỉnh Tây Ninh.
Để làm ra chiếc bánh, người chế biến cần có sự tỉ mẩn trong từng khâu. Nhân bánh phải xào cho tới, trộn cho đều để không bị khét, một lần phải xào tới chục chảo nên phần việc này thường do đàn ông đảm nhận. Khâu luộc bánh cũng cực không kém vì sức nóng hay phải thức đêm để trở bánh, vớt bánh.
Nghề cha truyền con nối này chỉ nhộn nhịp vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, tồn tại giữa lòng TP.HCM suốt nửa thế kỷ qua, làm nên hương vị bánh tro ngon ngọt, dẻo thơm mà sâu đậm lòng người.
Bánh tro - Nét ẩm thực ngày Tết Đoan ngọ VTV.vn - Theo phong tục của người Việt Nam, đến Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch), bên cạnh các loại thực phẩm, có một loại bánh rất phổ biến trong ngày này, đó là bánh tro (bánh gio).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!