Nét ẩm thực trong ngày Tết Đoan Ngọ

Lưu Bình (VTV4)-Thứ hai, ngày 18/06/2018 06:01 GMT+7

VTV.vn - Rượu nếp, bánh tro hay quả vải, quả mận là những món ăn và trái cây gắn liền với ngày Tết Đoan Ngọ. Người Việt Nam thường ăn Tết này ở nhà cùng gia đình.

Tết Đoan Ngọ còn được coi là Tết giết sâu bọ, là ngày để giệt trừ sâu bọ có hại cho cây trồng và cho con người. Buổi sáng sớm ngày này, mọi người sẽ ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người.

Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian Phương Đông. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Thế Long, trong dịp Tết Đoan Ngọ ở miền Nam, bánh tro có vai trò quan trọng hơn so với ở miền Bắc. Mặc dù vậy, tại Hà Nội cũng có những làng nghề và hộ gia đình làm bánh tro lâu đời. Gia đình bà Nguyễn Thị Hợi tại thôn Yên Thái, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, là một trong những gia đình như thế.

Theo bà Hợi, làm bánh tro cầu kỳ ở khâu chuẩn bị nguyên liệu. Người làm bánh phải đốt vỏ bưởi, vỏ hạt thầu dầu phơi khô để lấy tro, rồi ngâm với nước và nước vôi trong nửa tháng để thu được lớp nước tro trong suốt, không cặn. Sau đó, gạo nếp ngon đã vo sạch được ngâm với nước này trong 4 tiếng mới mang đi gói bánh.

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người Việt dâng bánh tro, trái cây hay rượu nếp lên ban thờ để tưởng nhớ tới tổ tiên, cha mẹ của mình. Theo quan niệm dân gian, ăn những món ăn này cũng là một cách để loại trừ các loại ký sinh có hại trong cơ thể.

Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ Tết Đoan ngọ và tục hái lá mùng 5 của người dân xứ đảo Tết Đoan ngọ và tục hái lá mùng 5 của người dân xứ đảo Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước