Điện Biên thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thổ cẩm Lào

VTV Digital-Thứ hai, ngày 30/09/2024 16:21 GMT+7

VTV.vn - Những năm gần đây, thổ cẩm dân tộc Lào ở Điện Biên được biết đến nhiều hơn và bước đầu có chỗ đứng trên thị trường.

Để phát triển nghề thủ công dệt thổ cẩm dân tộc Lào và tăng thêm thu nhập cho bà con, chính quyền địa phương đã hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ra trong và ngoài nước. Cuối năm 2023, sản phẩm thổ cẩm Lào đã được công nhận đạt 3 sao OCOP cấp tỉnh. Điều này càng tiếp thêm động lực để bà con dân tộc sáng tạo ra những sản phẩm thổ cẩm đẹp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Mỗi ngày, những người phụ nữ lớn tuổi ở bản Na Sang II, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên lại cùng nhau thực hiện các công đoạn thủ công như: cán bông, bật bông, kéo sợi, xe sợi, dệt vải… để tạo ra những tấm vải nhiều màu sắc với họa tiết, hoa văn đặc trưng đậm bản sắc văn hóa dân tộc Lào.

Năm 2007, khi Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Lào bản Na Sang II ra đời, bà con tập trung dệt sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Qua đó, thúc đẩy nghề thủ công truyền thống ở Na Sang II phát triển, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều bà con trong bản.

Điện Biên thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thổ cẩm Lào - Ảnh 1.

Những tấm vải thổ cẩm với họa tiết, hoa văn đặc trưng của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

Hiện nay, mỗi năm Hợp tác xã dệt thổ cẩm Lào đã xuất bán từ 12 đến 15 đơn hàng tiêu thụ tại Thủ đô Hà Nội và một số các điểm du lịch nổi tiếng ở tỉnh Lào Cai, Hòa Bình. Ngoài ra, mỗi năm hợp tác xã cũng có từ 4 - 5 đơn hàng xuất sang Thủ đô Vientiane và tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa DCND Lào.

Chị Lò Thị Viên - Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Lào Na Sang II, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho biết: "Các bạn cũng quan tâm trang phục của chúng tôi và hiện tại các bạn đã đặt thường xuyên các đơn hàng và chúng tôi cũng đã gửi đi qua bên Lào".

"Cấp ủy, chính quyền địa phương rất mong muốn các ban, ngành của tỉnh, của huyện, tìm thị trường tiêu thụ để sản phẩm thổ cẩm có được đầu ra ổn định và mở rộng thị trường lâu dài", ông Trần Phương Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên mong muốn.

Hiện nay, doanh thu trung bình hàng năm của Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Lào khoảng 1 tỷ đồng. Bà con đồng bào dân tộc nơi đây vẫn đang cố gắng để làm mới các sản phẩm, để thích ứng và phát triển hơn nữa.

Trăn trở tìm người kế thừa nghề dệt thổ cẩm Trăn trở tìm người kế thừa nghề dệt thổ cẩm

VTV.vn - Người làng Mỹ Nghiệp, ai cũng nặng lòng với nghề dệt. Nhưng yêu quý là một chuyện còn có theo nghề được hay không thì lại là chuyện khác.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước