Con bạn có nghiện chơi game không?

Tiêu Trang Ngọc Bảo (The House of Wellness)-Thứ năm, ngày 20/06/2024 18:18 GMT+7

(Ảnh: The House of Wellness)

VTV.vn - Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận chứng nghiện chơi game video là một tình trạng sức khỏe bằng cách bổ sung chứng rối loạn chơi game vào phân loại bệnh.

Hiểu các dấu hiệu

Các chuyên gia cho biết hầu hết trẻ em sẽ không bị nghiện và chơi game ở mức độ vừa phải và đó có thể là một sở thích thú vị. Nhưng khi trẻ mất quyền kiểm soát thời gian chơi game và điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng thì điều đó có thể gây lo ngại.

Theo WHO, để chẩn đoán chứng nghiện, hành vi này phải đủ nghiêm trọng để làm suy giảm đáng kể chức năng của một đứa trẻ trong các lĩnh vực cá nhân, xã hội, gia đình, giáo dục, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác trong cuộc sống của chúng và hiển hiện rõ ràng trong ít nhất một năm.

Tác hại của việc nghiện game

Chúng ta vẫn được nghe những câu chuyện về việc những người trẻ tuổi bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ học hành, giao tiếp xã hội và thậm chí cả việc đi vệ sinh để chơi game. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng của chứng nghiện game, Bác sĩ tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên, Tiến sĩ Kim Le cho biết các nhà phát triển trò chơi đang ngày càng sử dụng các kỹ thuật "săn mồi" để lôi kéo giới trẻ.

Trong một podcast với Life Ed Australia, ông cho biết việc sử dụng quá mức theo thời gian có thể làm suy giảm sự phát triển của não, bao gồm khả năng suy nghĩ chín chắn và điều chỉnh cảm xúc.

Tiến sĩ Kim Le, một người từng nghiện chơi game, cho biết: "Nếu bạn không can thiệp, điều đó có thể làm tổn hại đến bộ não đang phát triển của trẻ, nhưng có những điều cha mẹ có thể làm để phá vỡ vòng luẩn quẩn nghiện game".

Nghiện game phổ biến đến mức nào?

Tiến sĩ Kim Le cho biết một nghiên cứu của Đại học Macquarie cho thấy khoảng 2,8% học sinh trung học Úc mắc chứng rối loạn chơi game, tương đương với ước tính khoảng 100.000 thanh thiếu niên.

Nhưng không chỉ những người trẻ mới dễ bị tổn thương.

Tiến sĩ Le cũng làm việc tại một phòng khám ngoại trú dành cho người lớn chuyên điều trị chứng rối loạn chơi game và cho biết trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân gặp phải các vấn đề y tế đe dọa tính mạng do họ bỏ bê sức khỏe của mình vì game. Và ông nói rằng điều này có thể dẫn đến một tình trạng bệnh lý như đột quỵ.

"Chúng ta phải bắt đầu nghĩ game về cơ bản là một sòng bạc trực tuyến" - Tiến sĩ Kim Le nói.

Vai trò của quy định

Nhà nghiên cứu tâm lý học mạng của Đại học RMIT, Tiến sĩ Vasileios Stavropoulos, cho biết bằng chứng cho thấy việc sử dụng trò chơi thường đạt đỉnh điểm ở thanh thiếu niên ở độ tuổi 16, khi các sở thích khác chiếm ưu thế.

Ông cho rằng ngành game này cần được quản lý tốt hơn để bảo vệ trẻ em, bao gồm việc tiết lộ dữ liệu về số giờ sử dụng và việc kết hợp trí tuệ nhân tạo trong trò chơi.

Ông nói: "Nếu ai đó chơi game khoảng 100 giờ một tháng thì đây không phải là giải trí mà là một sự thay thế cho cuộc sống rồi".

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Đối với những bậc cha mẹ đang lo lắng, Tiến sĩ Le gợi ý nên di chuyển máy tính hoặc thiết bị ra khỏi phòng ngủ của trẻ, giới thiệu bộ hẹn giờ để báo hiệu thời gian nghỉ, giải thích hành vi của con họ đang tác động đến người khác như thế nào và xác định những thời điểm quan trọng để chơi game trên lịch.

Ông nói đối với một số bậc cha mẹ, đó có thể là một "cơn ác mộng", nhiều người phải tìm đến các bác sĩ chuyên khoa và phòng khám chữa chứng rối loạn chơi game để được giúp đỡ.

"Nó đang làm tan nát các gia đình" - ông nói.

"Nếu bạn đang lo lắng và không chắc chắn nên tìm kiếm điều gì, hãy nghĩ xem con bạn dành bao nhiêu thời gian để chơi game hoặc truy cập internet mỗi tuần. Cộng lại và nếu số giờ này nhiều hơn một công việc toàn thời gian thì đã đến lúc tìm kiếm sự giúp đỡ".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

nghiện game

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước