Trong bức hình này có bao nhiêu con vật? Đó là câu hỏi rộ lên trong những ngày qua trên mạng xã hội phương Tây khi những tranh luận xung quanh bức hình đánh lừa thị giác nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lý học bỗng nhiên xuất hiện trở lại.
Bức hình này đã được thực hiện từ hơn 100 năm trước nhưng dường như phép thử của nó đối với tâm lý con người vẫn chưa bao giờ hết hiệu nghiệm.
Bức hình chứa đựng yếu tố đánh lừa thị giác này có thể nói được khá nhiều điều về mức độ thông minh, sáng tạo của một con người, cũng như cách não bộ của người đó vận hành.
Bạn có thể tìm ra bí mật của bức vẽ này trong bao nhiêu lâu. Bạn càng nhanh chóng nhìn ra những con vật được khắc họa trong bức vẽ này, điều đó càng chứng tỏ bạn là một người thông minh, sáng tạo và não bộ của bạn vận hành rất linh hoạt.
Bạn có thể tìm ra bí mật của bức vẽ này trong bao nhiêu lâu. Bạn càng nhanh chóng nhìn ra những con vật được khắc họa trong bức vẽ này, điều đó càng chứng tỏ bạn là một người thông minh, sáng tạo và não bộ của bạn vận hành rất linh hoạt.
Phụ thuộc vào việc người xem tranh nhìn thấy chú vịt hay chú thỏ trước và tốc độ mà người đó nhìn ra con vật thứ hai còn lại được khắc họa trong tranh, các nhà tâm lý học có thể nói được khá nhiều về mức độ thông minh, sáng tạo cũng như tốc độ vận hành của bộ não người xem tranh.
Bức vẽ đánh lừa thị giác này lần đầu tiên xuất hiện trên một tờ tạp chí của Đức hồi năm 1892, sau đó, bức vẽ này đã trở nên nổi tiếng khi được nhà tâm lý học người Mỹ Joseph Jastrow sử dụng hồi năm 1899.
Nhà tâm lý học Joseph Jastrow đã sử dụng bức hình này trong các thử nghiệm với niềm tin rằng những gì chúng ta nhìn thấy không phải chỉ được quyết định bằng đôi mắt mà còn bởi chính bộ não của chúng ta.
Nghiên cứu của ông Joseph Jastrow đưa ra kết quả rằng những người sáng tạo có khả năng nhìn thấy cả hai hình - chú vịt và chú thỏ - nhanh hơn những người khác.
Những người có thể dễ dàng nhìn ra hình chú thỏ rồi lại nhìn ngay ra hình chú vịt có thể nghĩ ra trung bình 5 ứng dụng sáng tạo cho một đồ vật quen thuộc thường ngày. Những người gặp khó khăn trong việc xoay chuyển hai hình - giữa chú vịt và chú thỏ - chỉ có thể đưa ra khoảng 2 ứng dụng mới cho một đồ vật quen thuộc.
Khoảnh khắc bạn có thể chuyển hướng hình ảnh từ chú vịt sang chú thỏ và ngược lại chính là một góc nhìn vào sức sáng tạo bên trong con người bạn, nó cho thấy liệu bạn có thể quan sát thế giới theo một hướng khác có dễ dàng hay không.
Vậy bạn nhìn thấy gì trong bức vẽ trên? Thường người ta nhìn thấy chú vịt trước chú thỏ, nhưng điều này không quan trọng. Dấu hiệu để nhận biết sự sáng tạo chính là khoảng thời gian bạn cần có để nhìn ra cả hai con vật trong bức tranh và mức độ dễ dàng để bạn có thể “luân chuyển” hai hình ảnh chỉ trong tích tắc quan sát.