9 dấu hiệu cho thấy bạn đang phụ thuộc quá nhiều vào cà phê

Mai Linh (theo Insider)-Thứ hai, ngày 21/03/2022 10:30 GMT+7

(Ảnh: Getty Images)

VTV.vn - Phụ thuộc nhiều vào cà phê trong thời gian dài có thể đem lại những hiểm họa khó lường.

Phụ thuộc vào cà phê là gì?

Phụ thuộc vào cà phê là tình trạng xảy ra khi bạn cần uống cà phê nhiều hơn lượng được khuyến cáo để đạt cảm giác, tác dụng như mong muốn và có thể ngừng sử dụng theo ý nghĩ của bản thân. Một cách chính xác, cà phê không phải là một chất gây nghiện và cũng không thể gây nghiện, không làm tổn hại đến vỏ não trước – phần giúp bạn đưa ra suy nghĩ hợp lý mà chỉ có thể gây ra tình trạng phụ thuộc như trên mà thôi.

Carrie Lam MD, FAAMFM – đồng sáng lập và giám đốc y tế của Lam Clinic cho biết mọi người trở nên phụ thuộc vào caffeine khi họ uống nó hàng ngày và tăng khả năng chịu đựng sự dung nạp chất này vào trong cơ thể.

Dấu hiệu của tình trạng phụ thuộc vào cà phê

Các dấu hiệu của tình trạng phụ thuộc vào cà phê sẽ xuất hiện sớm nhất vào khoảng 12 giờ đồng hồ sau khi uống cốc cuối cùng mà không được uống thêm. Một số triệu chứng dễ nhận thấy và phổ biến nhất là:

- Nhức đầu

- Mệt mỏi

- Cáu gắt

- Khó tập trung

- Buồn nôn

Một số dấu hiệu khác là:

- Muốn cắt giảm hoặc kiểm soát việc sử dụng caffeine nhưng gặp khó khăn, trở ngại

- Tiêu thụ nhiều caffeine theo thời gian hơn mức bạn muốn

- Tiếp tục sử dụng caffeine dù gặp phải các tác dụng tiêu cực

- Caffeine xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của bạn

Các cách cắt giảm caffeine

1. Ghi chép về lượng caffeine tiêu thụ hàng ngày

Việc ghi chép lượng caffeine tiêu thụ giúp bạn có ý thức về khẩu phần của mình và tìm ra những yếu tố khiến bạn uống loại chất này nhiều hơn. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy những người uống quá nhiều caffeine (hơn 600mg mỗi ngày) có thể cắt giảm đáng kể lượng tiêu thụ bằng cách ghi chép và nhận tư vấn.

2. Cắt giảm dần dần

Để tránh các triệu chứng “cai” nghiêm trọng, bạn hãy giảm caffeine một cách dần dần. Ví dụ, bạn có thể giảm một cốc mỗi ngày hoặc mỗi hai ngày.

3. Sử dụng các loại đồ uống khác thay thế

Chọn loại đồ uống có hàm lượng caffeine thấp hơn cũng có thể giúp bạn giảm lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Ví dụ, trà đen và trà xanh là hai loại nước có hàm lượng caffeine thấp hơn cà phê, nước tăng lực.

4. Ngủ đủ giấc

Có một giấc ngủ đủ, chất lượng và theo giờ giấc lặp lại hàng ngày là cách để tránh bản thân bị mệt mỏi, buồn ngủ, từ đó giảm độ cần thiết tiêu thụ caffeine.

5. Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp làm loãng nồng độ caffeine, giúp thận giải độc caffeine và các chất chuyển hóa của nó nhanh hơn. Ngoài ra, uống nước đủ cũng khiến tay, miệng và bụng của bạn bận rộn hơn, từ đó giảm độ thèm caffeine.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước