8 cách khắc phục ngạt mũi khi bị cảm

Mai Linh (theo Brightside)-Thứ sáu, ngày 29/10/2021 12:00 GMT+7

VTV.vn - Tình trạng nghẹt mũi phổ biến do cảm vào mùa lạnh hay mưa có thể được cải thiện nhờ vào những phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà như sau.

Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng khó chịu nhất khi bị cảm lạnh. Tuy đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, công việc và sinh hoạt hàng ngày của bạn vẫn có thể bị ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là khả năng thở một cách bình thường và thoải mái. Từ việc chọn lựa đồ uống nóng đến hít hơi ấm, có rất nhiều cách bạn có thể khắc phục tình trạng ngạt mũi mà không cần dùng đến thuốc men.

Nằm ngủ nghiêng một bên

8 cách khắc phục ngạt mũi khi bị cảm - Ảnh 1.

(Ảnh: Brightside)

Tắc mũi nghĩa là có nhiều chất nhầy bị mắc kẹt trong xoang khiến, gây khó thở. Vì vậy, điều quan trọng phải ngủ kê cao đầu bằng cách thêm gối. Bên cạnh đó, bạn nên nằm nghiêng thay vì tư thế ngửa để dễ cải thiện tình trạng tắc nghẽn trong mũi hơn. Cách này sẽ giúp mũi nhanh “thông khí”, tránh tích tụ chất nhầy.

Cấp nước cho cơ thể bằng súp và trà nóng

8 cách khắc phục ngạt mũi khi bị cảm - Ảnh 2.

(Ảnh: Shutterstock)

Uống nước nóng có thể không giúp hết cảm lạnh nhanh ngay lập tức, nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Những người uống đồ uống nóng thay vì đồ uống ở nhiệt độ thường trong phòng cảm thấy tình trạng ngạt mũi được cải thiện hơn đáng kể. Hoa cúc, trà xanh, súp gà, cũng như nước nóng với chanh và mật ong là những lựa chọn hiệu quả.  

Chườm ấm vùng xoang

8 cách khắc phục ngạt mũi khi bị cảm - Ảnh 3.

(Ảnh: Depositphotos)

Một miếng gạc ấm sẽ giúp giảm tình trạng viêm trong xoang và thông tắc đường thở ở mũi. Bạn chỉ cần lấy một miếng vải sạch, nhúng vào nước ấm (nhưng không quá nóng nóng) rồi đặt lên mũi trên và dưới trán. Hơi ấm của miếng gạc sẽ làm lỗ mũi mở ra và giúp việc thở trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nên nhớ rằng bạn không để miếng gạc trên mũi quá lâu để tránh bỏng. 

Rửa sạch mũi bằng bình rửa mũi

Việc này có thể không dễ chịu lắm, nhưng dụng cụ này đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm sạch xoang. Cách sử dụng cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần đến bồn rửa, đặt vòi của bình rửa mũi vào một trong hai bên lỗ mũi. Nước từ bình sẽ vào một bên và đi ra ở lỗ mũi bên kia. Bạn có thể thực hiện bài tập này trong 1 phút cho mỗi bên mũi.

8 cách khắc phục ngạt mũi khi bị cảm - Ảnh 4.

(Ảnh: Shutterstock)

Hãy nhớ rằng bạn cần lựa chọn loại nước sạch cho thao tác này. FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) khuyên nên sử dụng nước cất hoặc nước tiệt trùng, thay vì nước máy có thể chứa nhiều muối và các yếu tố có hại khác.

Mua máy tạo ẩm

8 cách khắc phục ngạt mũi khi bị cảm - Ảnh 5.

(Ảnh: Shutterstock)

Không khí lạnh và khô trong nhà càng làm cho mũi bị nghẹt nghiêm trọng hơn. Đây là lúc máy tạo độ ẩm trở nên hữu ích vì vật dụng này sẽ cấp độ ẩm cần thiết cho không gian phòng. Bạn có thể mở máy cả ngày lẫn đêm, nhưng hiệu quả sẽ đạt cao nhất khi ngủ, bởi lúc này cơ thể sẽ dễ dàng nghỉ ngơi và cảm thấy thoải mái hơn.  

Hít hơi nước từ tỏi đang sôi

8 cách khắc phục ngạt mũi khi bị cảm - Ảnh 6.

(Ảnh: Depositphotos)

Tỏi vốn có đặc tính chống nấm và chống vi khuẩn, rất hữu ích cho người bị cảm lạnh. Bạn có thể ăn hoặc (tốt nhất là) đun sôi tỏi trong một ít nước và hít hơi ấm tỏa ra để tránh trường hợp hơi thở bị ám mùi tỏi. Bạn có thể dùng khăn trùm lên đầu để giữ được nhiều hơi nước nhất có thể. Tuy nhiên, hãy giữ khoảng cách an toàn với chảo nước tỏi để đảm bảo không bị bỏng do hơi nóng. 

Ăn cay

8 cách khắc phục ngạt mũi khi bị cảm - Ảnh 7.

(Ảnh: Depositphotos)

Khi bạn ăn thứ gì đó cay, nước mũi thường dễ chảy ra. Vì vậy, đây có thể là một giải pháp tạm thời tốt để giữ cho mũi không bị tắc nghẽn trong một thời gian. Bạn có thể cho thêm gia vị mạnh vào các món ăn, bao gồm ớt cay đỏ, tỏi, gừng và nghệ. Nghệ có thể không làm giúp giải quyết chứng nghẹt mũi, nhưng nguyên liệu này nó có đặc tính chống viêm rất quan trọng, từ đó giúp cơ thể chống lại cảm lạnh tốt hơn.

Hít tinh dầu

8 cách khắc phục ngạt mũi khi bị cảm - Ảnh 8.

(Ảnh: Shutterstock)

Bạc hà và bạch đàn là 2 loại cây có chứa tinh dầu bạc hà, là một chất thông mũi tự nhiên. Bạn có thể uống trà có hương vị của một trong hai loại trà này, hoặc trực tiếp sử dụng tinh dầu của chúng. Đối với dầu bạc hà, sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng để xoa ngực sau khi bạn trộn với dầu nền để tránh vết bỏng. Một vài giọt bạc hà trộn cùng khoảng 30ml một loại dầu nền, như dầu dừa, là liều lượng hợp lý.

Mặt khác, bạn có thể hít dầu khuynh diệp bằng cách thấm ướt một vài giọt vào khăn giấy và để trên đầu vào ban đêm. Một cách khác là đun sôi một ít nước với vài giọt dầu và hít thở hơi nước. Hãy chú ý không để dầu tiếp xúc trực tiếp với da để tránh bị bỏng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước