Siri lần đầu tiên ra mắt trên Apple iPhone 4S vào ngày 14/10/2011. Với công cụ này, Apple đã có lợi thế rất lớn trong cuộc đua trên thị trường công cụ trở lý ảo. 7 năm qua, Siri đã có nhiều cải tiến. Cùng với Amazon Alexa và Google Assistant, Siri được xem là những công cụ trợ lý ảo hàng đầu trên thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, điều trớ trêu là người đồng sáng lập Siri, Norman Winarsky đã lên tiếng cho rằng, Apple đang đòi hỏi Siri quá nhiều so với những mục tiêu ban đầu mà ông đề ra. Điều này khiến Siri không có những bước phát triển đột phá.
Siri lần đầu tiên ra mắt trên Apple iPhone 4S vào ngày 14/10/2011
Theo Norman Winarsky, trước khi bị Apple mua lại vào ngày 8/4 năm 2010, kế hoạch của nhóm sáng lập Siri chỉ xem đây là công cụ hỗ trợ ảo cho lĩnh vực du lịch và giải trí. Ví dụ, người trợ lý này sẽ cho bạn biết chuyến bay của bạn bị hủy trước khi bạn lỡ đến sân bay, đồng thời tìm cho bạn một chuyến bay khác ngay khi bạn rút điện thoại ra khỏi túi.
Một khi Siri chạm được cộc mốc đó, kế hoạch phát triển sau đó sẽ được tính toán từ từ.
Apple đang đòi hỏi quá nhiều ở Siri?
Tuy nhiên với Apple, mọi thứ suy nghĩ lại hoàn toàn khác. Siri được thiết kế để giúp người dùng iOS những công việc thường ngày trong cuộc sống ví dụ như hẹn giờ, thu thập thông tin thời tiết, hay tìm địa chỉ… Trong khi Siri chật vật giải quyết các vấn đề của mình trong phát triển thì Amazon Alexa và Google Assistant cũng không khá hơn là mấy.
"Những vấn đề trở nên quá khó khi bạn là một công ty phải giải quyết nhu cầu của hàng tỷ người dùng. Với số lượng người dùng quá lớn, mọi thứ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Họ (các công ty công nghệ) đang tìm sự hoàn hảo mà bản thân các sản phẩm rất khó để đạt được", Norman Winarsky cho hay.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!