Việt Nam học hỏi được gì từ mô hình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của Hàn Quốc?

PV-Thứ hai, ngày 30/12/2019 12:00 GMT+7

Chia sẻ giữa các startup tại Rehoboth Việt Nam và các giáo sư Đại học Keimyung Hàn Quốc.

VTV.vn - Việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động khởi nghiệp của các nước phát triển như Hàn Quốc là việc làm cần thiết đối với Việt Nam.

Những năm gần đây, Chính phủ Hàn Quốc luôn có chính sách khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp và mở rộng hệ sinh thái khởi nghiệp. Nhờ đó, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp thành lập mới tại nước này không ngừng tăng lên. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc, từ năm 2012 - 2014, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp thành lập mới tại Hàn Quốc đã tăng từ 74.162 lên 84.697 doanh nghiệp.

Việt Nam học hỏi được gì từ mô hình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của Hàn Quốc? - Ảnh 1.

Ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam quan tâm tới các dự án khởi nghiệp.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp "gọi vốn" trong giai đoạn đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với việc xây dựng Sàn Chứng khoán chuyên biệt Korea New Exchange (từ tháng 7/2013), Chính phủ Hàn Quốc còn triển khai kế hoạch đầu tư 2,91 tỷ USD, trong đó phần lớn số tiền này được sử dụng đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các quỹ/"nhà đầu tư thiên thần" tư nhân.

Bên cạnh đó, từ năm 2013, Chính phủ Hàn Quốc đã giảm bớt một số loại thuế từ bán cổ phần công ty cũng như cho phép nhà đầu tư miễn giảm thuế với điều kiện họ tái đầu tư khoản lãi từ bán cổ phần của mình từ các doanh nghiệp khởi nghiệp. Mặt khác, Chính phủ cũng thiết lập các "quỹ đầu tư thiên thần nhà nước" dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với quy chế hoạt động đặc biệt, theo đó, những người đứng đầu quỹ cũng không bị truy cứu trách nhiệm nếu dự án đầu tư vào bị thất bại.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, để có thể tạo dựng được một quốc gia khởi nghiệp, việc đầu tiên đó là cần đánh giá đúng thực trạng hoạt động khởi nghiệp trong nước, từ đó cụ thể hóa chủ trương xây dựng quốc gia khởi nghiệp bằng một chương trình tổng thể với những bước triển khai cụ thể để dần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp.

Từ thành công của mô hình Sàn Chứng khoán chuyên biệt Korea New Exchange của Hàn Quốc, Việt Nam cũng có thể nghiên cứu xây dựng sàn chứng khoán chuyên biệt cho các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam. Qua đó, hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận trực tiếp nguồn vốn cần thiết cho sự phát triển của mình. Mô hình này cũng sẽ giúp cung cấp một sàn giao dịch thuận tiện để người mua, người bán gặp nhau được dễ dàng hơn, đồng thời tạo khả năng thoái vốn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các "nhà đầu tư thiên thần" nhỏ lẻ.

Việt Nam học hỏi được gì từ mô hình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của Hàn Quốc? - Ảnh 2.

Mô hình vườn ươm khởi nghiệp Rehoboth Việt Nam thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ có khát vọng khởi nghiệp.

Một trong những kinh nghiệm nữa là phát triển các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, không gian khởi nghiệp. Không chỉ ở Hàn Quốc, tại nhiều quốc gia phát triển, mô hình này đã giúp hỗ trợ rất hiệu quả cho các startup ươm tạo và phát triển. Do đó, Việt Nam có thể tham khảo để xây dựng hoặc khuyến khích tư nhân hình thành nên các vườn ươm doanh nghiệp, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (tư nhân) và các không gian khởi nghiệp sáng tạo. Các cơ quan nhà nước sẽ ban hành các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ hoạt động đào tạo, chuyên gia, hỗ trợ thuế, hỗ trợ tiền thuê mặt bằng không gian làm việc...

Các chuyên gia đào tạo trong và ngoài nước, các founder của những startup thành công là những người cập nhật cho các cá nhân và doanh nghiệp nhiều kiến thức và công nghệ hữu ích dành cho khởi nghiệp ở những vườn ươm này. Sự kiện gọi vốn là hoạt động nổi bật được tổ chức thường kỳ để tạo cơ hội cho startup Việt gặp gỡ nhiều quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước