Ảnh minh họa. Newdiscover
Nghị định thư Montreal được ký năm 1987 và được biết đến là Hiệp ước quốc tế có nhiều thành viên tham gia nhất, nhằm ngăn chặn việc sử dụng các chất chlofleorocarbon (CFC) và các chất hydrochlorofluorobon (HCFC), các chất khí có gốc clo làm giảm suy giảm tầng ozone – lá chắn bảo vệ trái đất chống lại các tia cực tím có hại từ mặt trời.
Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư Montreal từ tháng 1/1994. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các bộ ngành liên quan loại trừ hoàn toàn CFC, Halon và CTC từ ngày 1/1/2010.
Theo đánh giá của các nhà khoa học trên thế giới nếu không có Nghị định thư này, thế giới có thể phải đối mặt với sự tăng thêm 20 triệu ca ung thư da và 130 triệu ca đục thủy tinh thể, chưa kể đến tác hại do tia cực tím gây ra cho hệ thống miễn dịch của con người tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và sản xuất nông nghiệp.
Đến năm 2030, theo lộ trình, Việt Nam sẽ loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất HCFC. Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ (UNIDO) xây dựng và triển khai dự án thí điểm giảm phát thải khí nhà kính và các chất làm suy giảm tầng ozone thông qua chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực làm lạnh công nghiệp từ năm 2014 đến năm 2016.
Đối tượng mà dự án hướng tới là các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, làm lạnh thủy hải sản – lĩnh vực sử dụng nhiều nhất chất R22 ở Việt Nam trong kho lạnh bảo quản. Các DN sẽ được hỗ trợ chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu suất năng lượng, thiết bị làm lạnh, để loại trừ sử dụng R22 trong kho lạnh và giảm phát thải khí nhà kính. Việc chuyển đổi công nghệ được thí điểm ở 4 công ty từ Bắc vào Nam. Các DN đã được cung cấp 25 cụm thiết bị lạnh sử dụng R290 thay thế cho các thiết bị làm lạnh sử dụng R22.trước đây. Chỉ trong một thời gian ngắn, việc chuyển đổi diễn ra thành công.
Ông Riccardo Savigliano – Giám đốc dự án, Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ và ông Nguyễn Khắc Hiếu – Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ông Nguyễn Khắc Hiếu – Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: "Thông qua việc trình diễn chuyển đổi các công nghệ này, dự án đã giúp loại trừ 250 kg R22, tương đương với việc giảm 452 tấn CO2. Một lợi ích khác là qua việc chuyển đổi này, các DN có điều kiện tiếp xúc công nghệ mới trong việc tích cực bảo vệ tầng ozone và làm giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam trong thời gian qua".
Hài lòng với thành công của dự án trình diễn chuyển giao công nghệ giảm phát thải khí nhà kính và các chất làm suy giảm tầng ozone trong lĩnh vực làm lạnh công nghiệp, ông Riccardo Savigliano – Giám đốc dự án, Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO) khẳng định: "UNIDO và Chinh phủ Việt Nam đã phối hợp xem xét các vấn đề của ngành công nghiệp lạnh tại Việt Nam, cụ thể là các DN có sử dụng thiết bị lạnh trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, đặc biết là trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Qua đây, công nghệ mới giúp bảo vệ môi trường chung, cũng như tầng ozone và giảm phát thải CO2. Công nghệ mới được giới thiệu trong 6 tháng qua giúp tiêu thụ ít năng lượng hơn và mang lại hiệu quả tích cực".
Tổng thế tích kho lạnh ở Việt Nam năm 2016 vào khoảng 3,5 triệu m3, trong đó 40% chạy trên R22. Nếu giả sử chuyển đổi 30% kho lạnh chạy trên R22, lượng điện tiết kiệm sẽ là 45 triệu kwh.
HCFC là chất khiến người dân trên khắp thế giới đối diện với nguy cơ bệnh tật, làm suy giảm tầng ozone – tấm lá chắn bảo vệ sự sống trên Trài đất khỏi các tia cực tím có hại từ Mặt trời, Thế giới trong đó có Việt Nam mong muốn loại bỏ HCFC để bảo vệ sự sống trên Trái đất.
Lỗ hổng tầng Ozone đang phục hồi
VTV.vn - Lỗ hổng tầng Ozone ở Nam Cực đang có dấu hiệu lành lại. Đây là kết quả của nghiên cứu mới được công bố trên một tạp chí khoa học.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online.