Tờ Lao động số gần đây xếp trí tuệ nhân tạo sẽ là xu hướng tiêu dùng công nghệ năm 2017. Khảo sát cho thấy, 35% người sử dụng Internet và yêu thích công nghệ muốn có một cố vấn là trí tuệ nhân tạo tại nơi làm việc và 1 trong 4 người muốn có một trí tuệ nhân tạo là người quản lý của họ.
Diễn đàn kinh tế thế giới công bố báo cáo có tên "Tương lai nghề nghiệp", dự báo, có khoảng 5 triệu người tại 15 nền kinh tế phát triển và mới nổi bị mất việc trước năm 2020.
Trang Cafef cụ thể nỗi lo trên bằng sự kiện nhà máy Foxconn sa thải 60.000 công nhân, tức hơn một nửa để thay thế bằng robot hồi tháng 5 vừa qua.
Trong khi đó, Tổ chức Lao động quốc tế ILO khẳng định, chỉ một vài năm tới, khi chi phí cho công nghệ rẻ đi, các ngành lao động sử dụng nhiều nhân công tại Việt Nam, kỹ năng chỉ cần lặp lại như dệt may và da giày đang rất nguy cơ.
Những tiêu đề báo như "Sinh viên tốt nghiệp hãy cẩn thận vì robot sẽ cướp mất việc làm", "Ngành kế toán, bác sĩ sắp thất nghiệp vì trí tuệ nhân tạo", khiến nhiều người hoang mang kịch bản trong phim sắp thành hiện thực.
Tuy nhiên, thực tế, các chương trình trí tuệ nhân tạo chỉ có thể giỏi ở một công việc cụ thể nào đó, nhưng chỉ là lặp đi lặp lại, còn con người còn có khả năng nhìn vào tương lai, lập kế hoạch và đưa ra quyết định với cảm xúc. Robot không thể truyền cảm hứng học tập bằng giáo viên, hát khó cảm xúc bằng ca sĩ và không thể pha cà phê theo ý thích riêng của khách hàng. Những người có ít kỹ năng có thể vẫn được doanh nghiệp chấp nhận sử dụng. Giống như việc sử dụng máy bay không người lái, chúng ta phải tìm thêm người điều khiển chúng.
Với quy luật công việc cũ mất đi, xã hội con người có thể lại tạo ra những công việc mới, kiến thức và giáo dục mới, từ đó tạo ra trí tuệ mới phù hợp.
Thách thức của trí tuệ nhân tạo lại đặt ngược lại khiến con người trở nên thông minh hơn, đó là bước phát triển tự nhiên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!