Điện thoại thông minh là nguồn thông tin chính của Oscar, Matilda và Gustav. Các em thường sử dụng ứng dụng tin nhắn WhatsApp. Khoảng 70% trẻ em Đức dùng cách này để tương tác với bạn bè, một số khác sử dụng mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Những người không dùng smartphone thường sẽ bị cô lập.
Ở nhà Geyer có một quy tắc là trên bàn ăn không có điện thoại. Mỗi ngày những đứa trẻ đều ra điều kiện về việc được lên mạng trong thời gian bao lâu.
Gia đình Geyer không sử dụng bất cứ phần mềm kiểm soát trẻ em nào để quản lý con em chơi game hay lướt Internet. Họ muốn con cái mình tự học cách sử dụng có trách nhiệm, không quá nghiện dẫn đến ám ảnh về Internet và quan trọng hơn cả là giữ sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình ở "thế giới thật".
"Quan hệ gia đình tất quan trọng, các thành viên rõ ràng phải có thể chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống với nhau. Cha mẹ phải hiểu con cái mình nghĩ gì, đặc biệt là trong vấn đề sử dụng Internet", theo chuyên gia tâm lý Sarah Lange.
Tuy nhiên, nói thường dễ hơn làm. Ranh giới giữa thế giới ảo và thế giới thật hiện nay đang rất mong manh. Trẻ em thường đi trước cả cha mẹ trong vấn đề công nghệ và cách để cha mẹ có thể biết rõ hơn con mình đang làm chính là cùng tham gia với chúng.
"Bây giờ công nghệ là văn hóa. Nếu không được cập nhật có nghĩa là bạn đã lỗi thời, tưởng tượng thế hệ con cái của mình mà lỗi thời thì liệu chúng có thể có được việc làm không? Cố gắng cấm trẻ em dùng Internet là cổ hủ. Việc nên làm là đừng để nó vượt tầm kiểm soát", ông Oliver Geyer chia sẻ.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!