Với thành công này, trong tương lai, người dùng sẽ không còn phải phụ thuộc vào những tấm nền màn hình được sản xuất tại các nhà máy lớn để lắp ráp hay sửa chữa cho thiết bị của mình. Thậm chí, nếu không may làm hỏng màn hình điện thoại hay máy tính bảng, người dùng không cần phải gửi thiết bị đi bảo hành mà hoàn toàn có thể tự in ra một tấm màn mới để thay thế.
Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã kết hợp hai phương pháp in 3D khác nhau cho phép in ra 6 lớp cần thiết, giúp màn hình có thể hoạt động được. Cụ thể, họ đã sử dụng công nghệ in 3D ép đùn để tạo ra điện cực, vỏ bọc, các lớp cách điện và các mạch liên kết. Trong khi đó, các chi tiết khác được in bằng phương pháp sơn phun ở nhiệt động phòng thông thường.
Nguyên mẫu màn hình OLED dẻo do các nhà nghiên cứu tại Đại học Minnesota Twin Cities tạo ra
Đây không phải lần đầu tiên màn hình OLED được tạo ra bằng phương pháp in 3D. Tuy nhiên, những nhóm nghiên cứu trước đó vẫn chưa thành công và thường gặp phải nhiều vấn đề khác nhau, chủ yếu là ở tính đồng nhất của ánh sáng khi phân bố không đều trên toàn bộ tấm nền và cần những công nghệ lắp ráp linh kiện cao cấp mà in 3D không thể đáp ứng được.
Nguyên mẫu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Minnesota Twin Cities chỉ có kích thước 1,5 inch với độ phân giải 64 pixel. Trong khi đó, để hoạt động tốt, màn hình cần có độ phân giải cao hơn rất nhiều. Các nhà nghiên cứu cũng muốn cải thiện thêm cả độ sáng của màn hình OLED đặc biệt của mình.
Máy in 3D được dùng trong nghiên cứu là một phiên bản đã được tùy chỉnh và có mức giá khá cao, ngang với một chiếc xe điện Tesla Model S. Phương pháp mà các nhà nghiên cứu sử dụng cũng cần được điều chỉnh thêm trước khi có thể ứng dụng cho các mẫu máy in bán sẵn trên thị trường hiện nay. Do đó, sẽ cần thêm một khoảng thời gian để công nghệ in 3D này có thể được áp dụng rộng rãi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!