Deepfake reo rắc nỗi sợ hãi, Facebook đã sẵn sàng đối phó?

Thùy An-Thứ bảy, ngày 29/06/2019 07:29 GMT+7

VTV.vn - Mark Zuckerberg cho hay sẽ có cơ chế xử lý khác với deepfake với mục tiêu làm trong sạch hơn môi trường trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh.

Deepfake là gì? Hiểu một cách đơn giản, deepfake là công nghệ cho phép gán khuôn mặt của một người này sang cho một người khác trong video với độ chính xác cao. Deepfake được xây dựng dựa trên nền tảng Machine learning mã nguồn mở của Google. Nó quét video và ảnh chân dung của một người, hợp nhất nó với video riêng biệt nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và thay thế chi tiết trên gương mặt như mắt, miệng...

Rất nhiều người nổi tiếng đã trở thành nạn nhân của deepfake. Các diễn viên nổi tiếng như Scarlett Johansson hay Gal Gadot bị gắn mặt vào cơ thể của những diễn viên khiêu dâm; nhiều chính trị gia bị hạ uy tín vì những video mà khuôn mặt mình bị ghép vào những nhân vật "giời ơi đất hỡi". Thậm chí chính ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg cũng chính là nạn nhân của thứ công nghệ đáng sợ này với video trong đó có tuyên bố về sỡ hữu dữ liệu và tương lai.

Deepfake reo rắc nỗi sợ hãi, Facebook đã sẵn sàng đối phó? - Ảnh 2.

Mark Zuckerberg cũng chính là nạn nhân của deepfake

Trong một thông tin mới nhất về cuộc chiến chống deepfake, Mark Zuckerberg cho biết Facebook sẽ có cơ chế xử lý deepfake với khác với fake news – tin tức giả mạo thông thường, với mục tiêu loại bỏ chúng mạnh mẽ và tận gốc hơn.

"Tôi chắc chắn rằng, deepfake khác với những thông tin sai lệch kiểu truyền thống (fake news). Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta phải tiếp cận điều này một cách thận trọng và tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia. Chúng ta không hàng động một cách vội vàng và đơn phương", Mark Zuckerberg nói trong cuộc phỏng vấn với giáo sư Luật, trường ĐH Harvard Cass Sunstein.

Khi được hỏi tại sao Facebook không tự động gỡ bỏ những video deepfake, Mark Zuckerberg nhấn mạnh, rất khó để có một định nghĩa chính xác về những video dạng này. Một số video được chỉnh sửa với mục đích làm sai lệch thông tin, một số video khác lại bị can thiếp với mục đích báo chí hay chính trị.

"Đây là chủ đề có thể rất dễ bị chính trị hóa", Mark Zuckerberg nói.

Zuckerberg cho biết thêm, Facebook đang tiếp tục đánh giá chính sách cộng đồng của mình về deepfake bằng cách tham khảo ý kiến ​​các chuyên gia.

"Đây chắc chắn là vấn đề quan trọng vì công nghệ AI ngày một tốt hơn. Vì thế tôi nghĩ, Facebook cần có một chính sách khác và cách xử lý vấn đề này khác với những thông tin sai lệch thông thường trên Internet", Mark Zuckerberg khẳng định.

Deepfake reo rắc nỗi sợ hãi, Facebook đã sẵn sàng đối phó? - Ảnh 3.

Chưa có một chính sách cụ thể với deepfake đến từ Facebook

Các nền tảng trực tuyến trong đó có mạng xã hội Facebook đang nỗ lực trong bối cảnh ranh giới mong manh giữa các nỗ lực ngăn chặn thông tin giả mạo, thao túng dư luận và việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận của người dùng.

Cách đây ít lâu, một video deepfake với nhân vật chính là Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã không bị Facebook gỡ bỏ với lý do chưa có quy định nào liên quan tới vấn đề này. Thay vào đó, Facebook chỉ hạ bậc hiển thị của video này, nghĩa là nó sẽ ít xuất hiện trên trang Facebook News Feed của mọi người hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước