Bộ TT&TT kêu gọi DN chung tay xây dựng môi trường Intenet lành mạnh

-Chủ nhật, ngày 19/03/2017 11:47 GMT+7

VTV.vn - Một số DN sau khi nhận được yêu cầu của Bộ TT&TT đã ngay lập tức dừng quảng cáo trên Youtube.

Trong tuần qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp có thương hiệu lớn đang quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên Youtube nhưng bị gắn vào các video có nội dung bôi xấu, xuyên tạc lịch sử, kích động thù hằn dân tộc.

Thống kê chưa đầy đủ đến ngày 15/3, có 15 kênh, tài khoản cá nhân, đăng tải tổng cộng hơn 8.000 video có nội dung xấu, độc hại. Ước tính, có khoảng 500 triệu lượt xem các video này và gần 1 triệu lượt đăng ký theo dõi thường xuyên. Điểm đáng lưu ý, nhiều quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, kể cả một số thương hiệu toàn cầu được gắn trong các video có nội dung xấu, vi phạm quy định pháp luật Việt Nam phát trên kênh Youtube thông qua dịch vụ quảng cáo của Google.

Bộ TT&TT kêu gọi DN chung tay xây dựng môi trường Intenet lành mạnh - Ảnh 1.

Lấy ví dụ về thực trạng này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chia sẻ câu chuyện "Mới đây, trên Youtube có video nói tôi bị ung thư giai đoạn cuối, trong khi cá nhân tôi 10 năm qua chưa một ngày nằm viện".

Bộ trưởng cho biết, việc xuất hiện các video xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại đến tổ chức cá nhân là vấn đề hệ trọng, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với Google, Tập đoàn đang sỡ hữu Youtube và Google đã tiến hành chặn các video này. Tuy nhiên, mới có khoảng 42/8.000 video được chặn. Đây là con số rất nhỏ.

Những thương hiệu hàng đầu như Vinamilk và Unilever Việt Nam, khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, đã ngay lập tức dừng quảng cáo trên Youtube, đồng thời yêu cầu có biện pháp khắc phục để có môi trường quảng cáo lành mạnh và bảo vệ người dùng. Trên thực tế, tình trạng quảng cáo bị chèn các video clip có nội dung xấu trên Youtube là vấn đề không chỉ xảy ra tại Việt Nam. Một quảng cáo xuất hiện cùng một video Youtube thông thường sẽ mang lại cho người đăng 7,6 USD cho mỗi 1.000 lượt xem. Những video phổ biến nhất về các nhóm cực đoan hiện có hơn 1 triệu lượt xem.

Bộ TT&TT kêu gọi DN chung tay xây dựng môi trường Intenet lành mạnh - Ảnh 2.

Qua khảo sát cho thấy một quảng cáo cho hãng xe Mercedes xuất hiện bên cạnh một video ủng hộ IS với hơn 115.000 lượt xem. Quảng cáo này xuất hiện chỉ vài giây sau khi video chạy. Ngay sau đó là một quảng cáo của Jaguar. Trường hợp khác là quảng cáo của hãng du lịch Sandals Resorts xuất hiện bên cạnh một video liên quan đến một nhóm khủng bố.

Tờ Thời đại của nước Anh mới đây đã công bố một khảo sát cho thấy: trên Youtube, người xem có thể bắt gặp quảng cáo của hàng trăm công ty lớn xuất hiện bên cạnh những video ủng hộ các nhóm khủng bố như IS, Jihad hay Combat 18… Việc này có thể vô tình giúp những kẻ cực đoan thu về hàng chục nghìn USD mỗi tháng khi tỷ lệ view – tức là tỷ lệ người xem tăng lên nhanh chóng.

Bộ TT&TT kêu gọi DN chung tay xây dựng môi trường Intenet lành mạnh - Ảnh 3.

Đề cập đến khảo sát của tờ Thời đại, báo Người Độc lập của nước Anh nhấn mạnh, việc quảng cáo xuất hiện "không đúng chỗ" đã khiến các DN cho rằng số tiền lớn họ bỏ ra cho quảng cáo trên mạng xã hội không đổi lại được sản phẩm tương xứng. Trong khi các nhà phân tích đã chỉ ra, các phần mềm được thiết kế để ngăn chặn các quảng cáo chính thống xuất hiện ngay bên cạnh những video clip có nội dung cực đoan đã không hiệu quả

Trang mạng Fox News của Mỹ trích ý kiến của đại diện một công ty hàng đầu về giám sát nội dung trên Internet cho rằng: việc xuất hiện bên cạnh các video có nội dung không phù hợp đã ảnh hưởng lớn đến uy tín của các thương hiệu hàng đầu. Vì vậy, cộng đồng các doanh nghiệp quảng cáo cần hành động: lên tiếng với Youtube về trách nhiệm của trang mạng xã hội này, và nếu cần, hãy ngừng đăng quảng cáo tại đây!

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước