Ngành Y tế Đồng Nai hướng tới bước phát triển mới trong chuyển đổi số

Hương Huyền-Thứ bảy, ngày 30/11/2024 07:25 GMT+7

VTV.vn - Mục tiêu của ngành y tế Đồng Nai là áp dụng chuyển đổi số vào tất cả các hoạt động của ngành, giúp cho việc quản lý, khám chữa bệnh được tốt hơn.

Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin, từng bước thực hiện mục tiêu chuyển đổi số

Mạng lưới y tế của tỉnh Đồng Nai hiện khá hoàn thiện với 6 bệnh viện đa khoa (BVĐK), chuyên khoa tuyến tỉnh, 3 BVĐK khu vực, 11 trung tâm y tế, 170 trạm y tế. Hệ thống y tế tư nhân cũng phát triển.

Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - Lê Quang Trung - cho biết, chuyển đổi số là hướng đi tất yếu và đang được ngành y tế tỉnh Đồng Nai quán triệt, đẩy mạnh thực hiện và mang lại những hiệu quả tích cực trong quản lý điều hành và công tác khám chữa bệnh. Ngành y tế Đồng Nai đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện mục tiêu chuyển đổi số như: triển khai bệnh án điện tử hướng tới mô hình bệnh viện không giấy; khám bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp; đặt lịch khám qua điện thoại; thanh toán viện phí không dùng tiền mặt; thực hiện tốt các phần mềm quản lý bệnh viện….

Ngành Y tế Đồng Nai hướng tới bước phát triển mới trong chuyển đổi số - Ảnh 1.

Ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai (Ảnh: Vương Hãn)

Tại các bệnh viện, phần mềm quản lý bệnh viện (HIS) hoạt động tương đối ổn định. Tổng số hồ sơ sức khỏe cá nhân trên hệ thống mạng toàn tỉnh là gần 2,8 triệu hồ sơ; hơn 2,1 triệu người cài đặt Sổ sức khỏe điện tử. Ngoài ra, BVĐK khu vực Long Khánh đã triển khai thành công bệnh án điện tử. Hầu hết các đơn vị y tế đã triển khai ít nhất một giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt.

Giai đoạn 2021-2025, ngành y tế Đồng Nai triển khai 5 dự án liên quan đến chuyển đổi số.

Ngành Y tế Đồng Nai hướng tới bước phát triển mới trong chuyển đổi số - Ảnh 2.

Phòng điều hành trung tâm của Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh

Đó là: dự án Xây dựng Trung tâm Điều hành Y tế thông minh đặt tại Sở Y tế nhằm chỉ đạo, điều hành các hoạt động phòng, chống dịch và khám chữa bệnh đối với các cơ sở y tế. Dự án Xây dựng hệ thống phòng họp trực tuyến với các cơ sở y tế trực thuộc. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai dự án Bệnh án điện tử tại các Bệnh viện: Đa khoa Đồng Nai, Đa khoa Thống Nhất, Nhi đồng Đồng Nai và Trung tâm Y tế huyện Cẩm Mỹ. Triển khai ứng dụng Tư vấn khám chữa bệnh từ xa, tư vấn chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến dưới. Cuối cùng là dự án Cung cấp thiết bị đầu cuối công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số từ cấp tỉnh đến cấp xã nhằm phục vụ công tác khám chữa bệnh và quản lý hồ sơ y tế trong phạm vi toàn tỉnh.

Những yêu cầu đặt ra với nhiệm vụ chuyển đổi số

Hội thảo Khoa học Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai lần thứ nhất đã được tổ chức trong năm 2024 với sự có mặt và chỉ đạo của các đồng chí: Huỳnh Thanh Bình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Sơn Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - cùng lãnh đạo các Sở, ngành, các chuyên gia y tế…

Ngành Y tế Đồng Nai hướng tới bước phát triển mới trong chuyển đổi số - Ảnh 3.

Hội thảo Khoa học Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai lần thứ nhất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - Nguyễn Sơn Hùng - đã ghi nhận những kết quả bước đầu trong công tác chuyển đổi số của ngành y tế. Qua đó góp phần giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục khám, chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh.

Để đạt mục tiêu cao nhất là bảo đảm sức khỏe người dân, Phó Chủ tịch Nguyễn Sơn Hùng đề nghị, Sở Y tế Đồng Nai tiếp tục nâng cao hoạt động quản lý, điều hành văn bản điện tử bằng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, phải đồng bộ với phần mềm của tỉnh, các đơn vị trực thuộc và 170 trạm y tế xã, phường, thị trấn với tỷ lệ 100% văn bản chỉ đạo, thông tin điều hành được xử lý trên môi trường mạng.

Tiếp tục duy trì việc mở rộng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử vào công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện/thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh từ xa; triển khai các dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận.

Xây dựng và hoàn thiện phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện để có thể kết nối thanh toán viện phí với phần mềm của các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán.

Thực hiện hiệu quả dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình với các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Đồng Nai và Hệ thống dịch vụ công trực tuyến Quản lý trang thiết bị y tế của Bộ Y tế.

Đặc biệt, ngành y tế cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số của ngành thông qua đẩy mạnh hợp tác với các Viện, trường Đại học, các chuyên gia trong và ngoài tỉnh, nước ngoài để tạo các nguồn lực phục vụ quá trình chuyển đổi số.

Huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng thiết bị kỹ thuật bảo đảm đồng bộ, hiện đại, ưu tiên hệ thống truyền tải dữ liệu, trung tâm tích hợp dữ liệu và các hệ thống thiết bị thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ dữ liệu, đặc biệt phải thuộc nằm lòng nguyên tắc bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Thách thức đặt ra và những giải pháp tháo gỡ vướng mắc để đẩy mạnh chuyển đổi số

Theo ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - có nhiều thách thức trong quá trình đẩy mạnh chuyển đổi số trong đó có việc chưa có những phần mềm ứng dụng chuẩn, được sự cấp phép, thống nhất sử dụng từ Bộ Y tế để việc đầu tư lựa chọn đúng hướng, chất lượng, tránh lãng phí.

Hành lang pháp lý cho chuyển đổi số trong khám chữa bệnh hiện cũng còn vướng mắc trong đó có vấn đề kinh phí đầu tư chuyển đổi số quá lớn nhưng chưa được tính đúng, tính đủ vào giá dịch vụ y tế; chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thanh toán bảo hiểm y tế đối với bệnh án điện tử; cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại các tuyến y tế cơ sở thiếu; hướng dẫn chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin chưa rõ ràng…

Ngành Y tế Đồng Nai hướng tới bước phát triển mới trong chuyển đổi số - Ảnh 4.

Hệ thống server Phòng Công nghệ Thông tin Bệnh viện đa khoa Thống Nhất

Ông Lê Quang Trung cũng nhấn mạnh, các đơn vị y tế ở Đồng Nai đã trang bị cơ bản nhất để thực hiện chuyển đổi số về cả nhân lực và cơ sở vật chất. Thực tế vận hành đã giúp nhân viên y tế và cả người dân về cơ bản làm quen, ủng hộ quá trình diễn ra thuận lợi và mong muốn triển khai hiệu quả hơn nữa, ở quy mô lớn hơn nữa để mang đến sự thuận tiện, nhanh chóng, nâng cao hiệu quả, chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Trong thời gian tới, với quá trình chuyển đối số, ông Lê Quang Trung đề xuất giải pháp ngành y tế Đồng Nai ứng dụng nhiều hơn trí tuệ nhân tạo (AI) trong hỗ trợ chẩn đoán điều trị, khám chữa bệnh để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, giải bài toán thiếu nhân lực, giảm tải cho nhân viên y tế…

Bên cạnh đó, để quá trình chuyển đổi số được thực hiện hiệu quả, theo ông Lê Quang Trung, chính các y bác sĩ và người dân cũng cần có sự thay đổi, bắt kịp, tự trang bị kiến thức để đáp ứng những yêu cầu trong việc nắm bắt, sử dụng các tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại. Quá trình thực hiện cần có sự làm quen, hợp tác, chuyển đổi dần, nhất là với bộ phận những người lớn tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn, họ sẽ cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn, phối hợp tận tình từ phía đội ngũ nhân viên y tế để bắt nhịp với công nghệ.

Mỗi bộ, ngành, địa phương tìm mũi đột phá, xây dựng một đề án chuyển đổi số Mỗi bộ, ngành, địa phương tìm mũi đột phá, xây dựng một đề án chuyển đổi số

VTV.vn - Các Bộ, ngành, địa phương cần tìm ra mũi đột phá, xây dựng một đề án về chuyển đổi số có tính chất tương tự như đề án 06 và có kết nối với Đề án 06.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước