Tầm cao trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam

Anh Ngọc, Hoàng Linh, Thùy Linh-Thứ sáu, ngày 21/02/2025 21:59 GMT+7

VTV.vn - Được kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự đặc sắc của cha ông, đội quân bách chiến, bách thắng đã khẳng định tầm cao trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Đội quân vừa tròn 10 tuổi đã hạ gục quân viễn chinh nhà nghề Pháp được thành lập từ thế kỷ 15.

Trong kháng chiến chống Mỹ, đội quân ấy đã làm nên chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã, Đồng Xoài, Ba Gia, Núi Thành, Vạn Tường, Plei Me, chiến thắng Đường 9 - Nam Lào, chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" và Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Được kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự đặc sắc của cha ông, đội quân bách chiến, bách thắng đó đã khẳng định tầm cao trí tuệ Việt Nam và nghệ thuật quân sự Việt Nam được các đối phương nể phục.

Đã gần 60 năm trôi qua, nhưng ông Spencer Matterson (cựu binh Mỹ) vẫn nhớ rõ cảm giác choáng ngợp khi đối mặt với bộ đội Việt Nam trong trận đánh tại Xuân Sơn, Bình Định vào cuối năm 1966.

Tầm cao trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam - Ảnh 1.

"Lối tấn công của họ làm chúng tôi hoàn toàn bị động. Đầu tiên là pháo cối tập kích dữ dội, rồi gần như ngay sau đó, bộ đội Việt Nam xuất hiện từ nơi ẩn nấp, nhanh chóng tràn ngập khắp nơi. Về sau tôi mới biết, đó là chiến thuật mà chính họ đã sáng tạo ra. Họ đến gần tới mức chúng tôi không thể gọi pháo binh chi viện, vì nếu làm thế, chúng tôi sẽ tự bắn vào chính mình", ông Spencer Matterson (cựu binh Sư đoàn 1 Không kỵ, Lục quân Hoa Kỳ) chia sẻ.

Ngay từ những ngày đầu tham chiến tại Việt Nam, với sức mạnh áp đảo về vũ khí trang bị của một siêu cường quân sự, quân đội Mỹ đã gây ra nhiều thiệt hại cho các lực lượng của ta. Tuy nhiên, ưu thế đó đã nhanh chóng bị bộ đội Việt Nam vô hiệu hóa hoàn toàn với chiến thuật độc đáo được phát triển bởi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Nắm thắt lưng địch mà đánh.

"Nắm thắt lưng địch mà đánh chính là lối đánh gần mà trước đây chưa có tiền lệ. Khi đã đánh gần, trong một tình thế cài răng lược, thì một đội quân chính quy như quân Mỹ không thể dùng hỏa lực của không quân để chế áp được, vì như thế sẽ ném bom hủy diệt cả 2 lực lượng chứ không riêng gì quân giải phóng", PGS. TS. Đại tá Trần Ngọc Long (nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam) cho biết.

"Chiến thuật thông minh của họ đã đem lại cho pháo binh của chúng tôi những cơn ác mộng. Chúng tôi cho rằng chỉ cần dùng hỏa lực mạnh là có thể tiêu diệt quân giải phóng, nhưng những báo cáo gửi về từ chiến trường thì không cho thấy điều đó", Trung tướng Robert Gard (cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ) cho hay.

Những chiến thuật sáng tạo như "nắm thắt lưng địch mà đánh" có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, khẳng định rằng bộ đội Việt Nam hoàn toàn có thể đánh thắng được một đội quân chính quy được trang bị mạnh hơn gấp nhiều lần.

"Bộ đội Việt Nam thực sự đã khắc chế được quân đội Mỹ. Họ dám sử dụng những chiến thuật sáng tạo gây bất ngờ cho đối phương. Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là họ có lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu vì lý tưởng, trong khi đối phương không có điều đó", bà Frances Fitzgerald (nhà báo đoạt Giải thưởng Pulitzer, Nhà nghiên cứu về Việt Nam) nhận định.

Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, nghệ thuật quân sự Việt Nam xuyên suốt cả hai cuộc kháng chiến, đều là sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt cả thế và lực để buộc địch phải chiến đấu theo cách mà ta lựa chọn. Ngay cả khi ở thế đối đầu, đối phương cũng phải thẳng thắn bày tỏ sự thán phục:

Chiến thắng trận đầu ngày 5/8/1964: Nghệ thuật quân sự của thời đại Hồ Chí Minh Chiến thắng trận đầu ngày 5/8/1964: Nghệ thuật quân sự của thời đại Hồ Chí Minh

VTV.vn - Chiến thắng trận đầu ngày 5/8/1964 một lần nữa khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và nghệ thuật quân sự của thời đại Hồ Chí Minh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước