Ngày 25/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi)

Thời báo VTV-Thứ ba, ngày 25/06/2024 06:00 GMT+7

VTV.vn - Hôm nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), sau đó sẽ xem xét, quyết định nội dung thuộc thẩm quyền.

Ngày 25/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Sau đó, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Từ 11h00 và cả buổi chiều, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nội dung thuộc thẩm quyền.

Trước đó, ngày 17/6, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Trình bày Tờ trình về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, việc xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng; khắc phục hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động công chứng theo chủ trương xã hội hóa, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động công chứng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công chứng

Ngày 25/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi) - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi) - Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng nêu rõ, so với Luật Công chứng năm 2014, dự thảo Luật đã được sửa đổi, bổ sung như sau:

Xác định công chứng là việc công chứng viên (CCV) chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch dân sự bằng văn bản; việc chứng nhận bản dịch không còn thuộc phạm vi công chứng mà là hoạt động chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực. Như vậy, trong trường hợp CCV chỉ thực hiện việc chứng thực thì không được xem là hành nghề công chứng.

Bổ sung quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm đối với CCV, tổ chức hành nghề công chứng (HNCC), cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCV, góp phần phát triển các tổ chức HNCC ổn định, bền vững, tăng cường trách nhiệm, ý thức của cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc công chứng.

Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCV, bảo đảm số lượng phù hợp với nhu cầu công chứng và phát triển ổn định, bền vững, so với Luật Công chứng năm 2014, dự thảo Luật đã được sửa đổi, bổ sung: Quy định người muốn bổ nhiệm CCV phải được đào tạo nghề công chứng (bỏ quy định miễn đào tạo).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước