Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn - Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN
Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.
Ngày 28/3/1975, quân giải phóng bắn phá mãnh liệt vào sân bay quân cảng Đà Nẵng. Ảnh: TTXVN
Bộ binh và xe tăng quân giải phóng tiến vào giải phóng Đà Nẵng giữa niềm vui sướng của nhân dân. Ảnh: Quang Thành – TTXVN
Quân giải phóng làm chủ Sở Chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy ở Đà Nẵng. Ảnh: Quang Thành – TTXVN
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định đặt tên cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh với phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh (Hà Nội, 4/1975). Ảnh: TTXVN
Lễ chuyển giao cờ chiến thắng cho đại đội 2 (hai lần đơn vị anh hùng) tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3 – đoàn Khe Sanh trước khi vào chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Ảnh: Quang Thành – TTXVN
Trong tháng 4/1975, quân ta giải phóng các đảo dọc bờ biển Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ; tiến công và giải phóng hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa do quân ngụy chiếm giữ. Trong ảnh: Bộ đội Đặc công hải quân Đoàn 126 giải phóng đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 28/4/1975. Ảnh: TTXVN
Quân giải phóng tiến vào cửa Ngọ Môn, phía trước thành nội Huế. Ảnh: Ngọc Đản – TTXVN
Xe tăng và bộ binh Sư đoàn 320 - Sư đoàn Đồng Bằng đánh chiếm căn cứ Đồng Dù (Củ Chi), sáng 29/4/1975, diệt 500 tên địch và bắt hơn 2.500 tên, trong đó có Chuẩn tướng Lý Tòng Bá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 25 ngụy, mở cánh cửa thép Tây Bắc Sài Gòn để quân ta thọc sâu đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn. Ảnh: Lê Trung Hưng - TTXVN
Ngày 28/4/1975, các trận địa pháo của ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4, lá cờ "Quyết thắng" của quân đội ta đã tung bay trên đỉnh cột cờ Bộ Tư lệnh không quân ngụy. Tuy nhiên, phải tới 14 giờ ngày 30/4, sân bay Tân Sơn Nhất mới thực sự im tiếng súng. Ảnh: Đinh Quang Thành - TTXVN
Quân giải phóng chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Ngọc Đản – TTXVN
Cờ Mặt trận dân tộc Giải phóng và lá cờ Cộng hòa miền Nam Việt Nam phất bay trên sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4/1975. Ảnh: Quang Thành – TTXVN
Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn trên xa lộ Biên Hoà. Ảnh: Vũ Tạo - TTXVN
Quân giải phóng đánh chiếm trường Thiết giáp Ngụy tại căn cứ Nước Trong (Biên Hòa). Ảnh: Hứa Kiểm - TTXVN
Trên đường tiến về Sài Gòn, quân ta tiêu diệt nhiều xe tăng, xe bọc thép của địch. Ảnh: Hoàng Thiểm – TTXVN
Quân giải phóng làm chủ Cảng Bạch Đằng thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy (4/1975). Ảnh: Vũ Tạo – TTXVN
Sau 4 ngày đêm chiến đấu, đến sáng 30/4/1975, các đơn vị của Sư đoàn 304 đã chính thức tiêu diệt toàn bộ cứ điểm căn cứ Nước Trong (Long Thành, Đồng Nai) của địch, mở toang "cửa ngõ" cho lực lượng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu đã định trong nội thành Sài Gòn. Đây cũng là một trong các trận đánh khốc liệt nhất của quân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Hứa Kiểm - TTXVN
Xe tăng quân Giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy, trưa 30/4/1975. Ảnh: Quang Thành - TTXVN
Xe tăng quân Giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30/4/1975. Ảnh: Mai Hưởng – TTXVN
11h30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng quân Giải phóng băng qua cánh cổng sắt, đánh chiếm Phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của quân địch, kết thúc oanh liệt cuộc trường chinh 30 năm chống ngoại xâm của dân tộc. Ảnh: Mai Hưởng-TTXVN
Chiến sĩ Bùi Quang Thận (cầm cờ, phía trước) cùng 3 chiến sĩ của Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang tiến vào cắm cờ trên nóc Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975. Ảnh: Vũ Tạo - TTXVN
Quân giải phóng cắm cờ chiến thắng trên nóc Bộ Quốc phòng Chính quyền ngụy Sài Gòn ngày 30/4/1975. Ảnh: Hoàng Thiểm - Vũ Tạo – TTXVN
Tổng thống Dương Văn Minh đại diện nội các Ngụy quyền cảm ơn cách mạng sau khi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh, 30/4/1975. Ảnh: TTXVN
Tổng thống Ngụy Dương Văn Minh cùng nội các tới Đài Phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, trưa 30/4/1975. Ảnh: TTXVN
Tự vệ Sài Gòn thu dọn vũ khí của quân ngụy bỏ lại khi thua chạy (1975). Ảnh: Đinh Quang Thành – TTXVN
Sau khi quân giải phóng đánh chiếm Đài Phát thanh Sài Gòn, nhân viên, cán bộ kỹ thuật của Đài đã trở lại làm việc bình thường, thông báo tin chiến thắng và tin tức hoạt động của thành phố (1975). Ảnh: Vũ Tạo - TTXVN
Thanh thiếu niên Sài Gòn làm vệ sinh đường phố sau ngày giải phóng (1975). Ảnh: Vũ Tạo - TTXVN
Trên đà chiến thắng, từ ngày 30/4/1975, đồng bào và các chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 1/5/1975, toàn bộ lãnh thổ trên đất liền miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng. Trong ảnh: Từ các ngả đường bộ, quân ta tiến vào giải phóng giải phóng thị xã Cà Mau, mảnh đất cực nam của Tổ Quốc. Ảnh: Hứa Kiểm – TTXVN
Xe tăng quân giải phóng vượt sống Vàm Cỏ Đông tiến về giải phóng Long An. Ảnh: Quang Khanh – TTXVN
Bến Năm Căn (Cà Mau) sau ngày giải phóng. Sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trưa 30/4, sáng 1/5/1975, tỉnh Cà Mau chính thức được giải phóng. Ảnh: TTXVN
Tàu hải quân Việt Nam đưa các chiến sỹ cách mạng từ Côn Đảo trở về đất liền sau khi Côn Đảo được giải phóng. Ảnh: Vũ Tạo – TTXVN
Thanh niên Quận 3, thành phố Sài Gòn mít tinh kỷ niệm 85 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1975). Ảnh: Văn Bảo - TTXVN
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!