Những tờ báo biết 'bay'

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 28/04/2023 20:13 GMT+7

VTV.vn - Những tờ báo như Trí thức mới, Sài Gòn vùng lên đã đến với nhân dân khắp cả nước và nước ngoài, đóng góp không nhỏ vào cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong những năm tháng chiến tranh, có một khu dân cư đặc biệt giữa lòng Sài Gòn. Nơi đây đã trở thành căn cứ bí mật, nơi hun đúc lòng yêu nước của những người dân lao động. Đó là khu căn cứ Bàn Cờ thuộc quận 3, TP Hồ Chí Minh ngày nay.

Những tờ báo biết bay - Ảnh 1.

Từ nơi này, những tờ báo như Trí thức mới, Sài Gòn vùng lên đã đến với quần chúng nhân dân khắp cả nước, thậm chí được chuyển ra nước ngoài. Chúng được mệnh danh là những tờ báo biết bay, đóng góp không nhỏ vào cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Những tờ báo biết bay - Ảnh 2.

Từ căn nhà nhỏ, bà Trần Thị Ngọc Sương cùng những người dân khác của khu phố Bàn Cờ đã tổ chức cả một mạng lưới để thu thập báo chí, đóng gói rồi gửi tới những địa chỉ bí mật. Năm 1970, bà Sương bị bắt. Dù bị tra khảo và biệt giam nhưng bà kiên quyết không khai báo.

Những tờ báo biết bay - Ảnh 3.

Với tinh thần kiên trung của những người dân Bàn Cờ, những tài liệu và tin tức đấu tranh của các phong trào thanh niên, sinh viên đã kịp thời được chuyển đến phái đoàn ngoại giao của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Pháp, góp phần vào thành công của quá trình đấu tranh ngoại giao ở hội nghị Paris.

Những tờ báo biết bay - Ảnh 4.

Nhà báo Trần Mai Hưởng là một trong số những phóng viên chiến trường đã có mặt tại khu Bàn Cờ trong những ngày đầu giải phóng.

Xuyên suốt cuộc kháng chiến, chính những người dân Bàn Cờ, bằng tinh thần yêu nước và lòng quả cảm đã chắp cánh cho những tờ báo cách mạng được bay xa, khẳng định sự đồng lòng của nhân dân trong công cuộc thống nhất đất nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước