Theo trang tin The Next Web, tính tới tháng 7/2017, số người dùng Facebook ở Việt Nam là 64 triệu, đứng thứ 7 trong số các quốc gia có người dùng Facebook nhiều nhất thế giới.
Nhiều người dùng tin tưởng những thông tin của mình trên Facebook (ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, những cuộc trò chuyện qua tin nhắn...) được lưu giữ bí mật, không bị lộ ra ngoài. Nhưng thực tế, theo ông chủ Facebook Mark Zuckerberg, trên trang mạng xã hội này mọi hành vi của người dùng đều bị lưu giữ, ngay kể cả từ cú click chuột.
Từ cú click chuột được lưu giữ, từng nút like, nút dislike cũng được thu thập vào hệ thống, Facebook hiểu rất rõ người dùng là ai, thích gì và muốn gì? Khi những thông tin của người dùng được Facebook bán cho một đơn vị trung gian nào đó nhằm mục đích không trong sáng, thì hậu quả rất khó đoán định. Vụ bê bối giữa Facebook, Công ty Cambridge Analytica và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là một ví dụ.
Công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica sử dụng các thuật toán có khả năng phân loại tính cách của người dùng Facebook thông qua tương tác của họ. Thuật toán này hoạt động dựa trên 5 bài thử nghiệm tính cách tổng quát đã được các nhà tâm lý học áp dụng nhiều năm nay.
Vụ bê bối của Công ty Cambridge Analytica một lần nữa đặt lại vấn đề bảo vệ các dữ liệu cá nhân của những người sử dụng các mạng xã hội.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!