UNICEF khu vực Đông Á và Thái Bình Dương công bố báo cáo với tiêu đề "Phục hồi, vươn lên, đổi mới tư duy - Xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả trẻ em ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương thời kỳ hậu COVID-19"
Báo cáo nêu bật những tác động của COVID-19 đến 2,2 tỉ dân sống trong khu vực, trong những gia đình đang phải vật lộn để mưu sinh và giáo dục con cái.
Thế giới như chúng ta vốn biết đã thay đổi. Chỉ trong vài tháng, COVID-19 đã lan nhanh với tốc độ đáng báo động trên tất cả các quốc gia và châu lục. Mặc dù trẻ em không phải là đối tượng chính của đại dịch, nhưng các em là một trong những đối tượng bị tác động nặng nề nhất.
Ngay từ những ngày đầu khi dịch bùng phát, UNICEF và các đối tác đã tiến hành các hoạt động trợ giúp ở mức tối đa. Chúng tôi không chỉ tiến hành các hoạt động hỗ trợ và bảo vệ ngay lập tức cho những người cần nhất trong những thời điểm có virus SARS-CoV-2, mà còn cùng với chính phủ và các đối tác khác khuyến khích tư duy mới, chiến lược mới để bảo vệ những tiến bộ và đạt được cho trẻ em trong thế giới hậu COVID-19. Thế giới đó sẽ như thế nào? Kế hoạch hành động hậu COVID-19 bao gồm Phục hồi, Vươn lên và Đổi mới tư duy có thể giúp định hình câu trả lời.
• Phục hồi: khôi phục việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu và mở rộng quy mô các can thiệp thành công để hỗ trợ trẻ em, đặc biệt là những trẻ em có nguy cơ cao bị nhiễm virus.
• Vươn lên: tăng cường khả năng hồi phục và vươn lên của trẻ em và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất. Ví dụ, hỗ trợ các chính phủ trong khu vực đảm bảo hỗ trợ tiền mặt cho các gia đình và tăng số đối tượng hưởng trợ cấp bao gồm cả những người mới bị lâm vào tình trạng nghèo;
• Đổi mới tư duy: phát huy tư duy trải nghiệm nhằm giải quyết những trở ngại để tạo ra một xã hội công bằng hơn, hòa nhập hơn và bền vững hơn, một xã hội có thể đối phó tốt hơn với thảm họa có thể xảy ra trong tương lai.
"COVID-19 đã tác động tương đối nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ em Việt Nam - đặc biệt là trẻ em thuộc các nhóm dễ bị tổn thương như ở các gia đình di cư, gia đình nghèo, dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng trẻ em là trọng tâm trong việc xây dựng và phân bổ ngân sách cho Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội, cũng như tiếp tục tập trung thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững", bà Rana Flowers, Đại diện UNICEF tại Việt Nam phát biểu.
"Một điều chắc chắn là khi các quốc gia ưu tiên đầu tư vào sức khỏe, giáo dục và bảo vệ trẻ em thì quốc gia đó sẽ có khả năng tốt hơn trong việc phục hồi và vươn lên sau khủng hoảng".
Khi nhiều người trong chúng ta bắt đầu thoát ra khỏi tình trạng bị cách ly, có một nhận thức chung là chúng ta sẽ không ‘trở lại trạng thái bình thường cũ’. Chúng ta không nên và cũng không thể quay lại trạng thái bình thường, bởi vì bình thường đã không xảy ra.
Ở phần kết luận, báo cáo kêu gọi thực hiện một số hành động, chẳng hạn như mở rộng và đưa việc thực hành rửa tay thành một chuẩn mực xã hội và thúc đẩy chế độ ăn uống bổ dưỡng, an toàn và bền vững cho trẻ em và gia đình, đồng thời khuyến khích thanh niên lựa chọn chế độ ăn uống an toàn, bền vững trong thế giới hậu COVID-19.
Báo cáo cũng kêu gọi mọi người xích lại gần nhau - Chúng ta đang có cơ hội duy nhất trong đời để đổi mới tư duy về một thế giới tốt đẹp hơn cho trẻ em. Hãy cùng nhau hành động. Hãy chứng minh rằng chúng ta #không_quay_lại #NotGoingBack.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!