Vũng Tàu nới rộng đối tượng được đi xe máy đến chỗ làm

Thanh Phong-Thứ tư, ngày 21/07/2021 10:31 GMT+7

Người dân đi làm trong ngày giãn cách theo chỉ thị 16 tại TP. Vũng Tàu

VTV.vn - Người giao hàng (shipper) không cần có giấy xét nghiệm âm tính và mở rộng đối tượng được đi xe gắn máy trong thời gian giãn cách xã hội.

Ngày 21/7, UBND TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, đã có văn bản hướng dẫn lưu thông trên địa bàn trong thời gian tỉnh áp dụng nguyên tắc Chỉ thị 16. Theo đó, văn bản này bỏ quy định người giao hàng phải có giấy xét nghiệm âm tính. Đồng thời mở rộng đối tượng được đi làm bằng xe gắn máy.

Cụ thể, quy định các nhóm đối tượng khác được sử dụng phương tiện cá nhân (xe hai bánh, ôtô…), gồm người làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng, dầu, điện, nước, nhiên liệu…); ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm trong trường hợp thật sự cần thiết…); chứng khoán; bưu chính viễn thông; dịch vụ hỗ trợ vận chuyển; xuất, nhập khẩu hàng hóa; khám bệnh, chữa bệnh; tang lễ…

Trong văn bản hướng dẫn lưu thông trên địa bàn trong thời gian tỉnh áp dụng nguyên tắc Chỉ thị 16, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đã bỏ quy định người giao hàng (shipper) phải có giấy xét nghiệm âm tính và mở rộng đối tượng được đi xe gắn máy trong thời gian giãn cách xã hội.

Người lao động làm việc trong các đơn vị dịch vụ công ích như cấp điện, cây xanh, chiếu sáng, vệ sinh môi trường, giao thông, cấp nước, thoát nước…; thi công, sửa chữa các khu cách ly tập trung các công trình phòng chống dịch trên địa bàn; người làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang; nhân viên giao hàng (shipper).

Khi lưu thông đi lại trên đường phải đảm bảo các quy định phòng, chống dịch và có giấy xác nhận (theo mẫu ban hành) đi lại do yêu cầu công việc được đơn vị sử dụng lao động cung cấp.

Đối với người làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang có thể sử dụng thẻ công chức, viên chức để thay thế giấy xác nhận và phải cam kết với Thủ trưởng đơn vị chỉ di chuyển từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại, thực hiện các quy định phòng, chống dịch.

Riêng với người dân có nhu cầu đi ra ngoài để mua lương thực, thực phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác đăng ký với Tổ COVID cộng đồng của khu phố, tổ dân phố để được phát phiếu... Văn bản này thay thế hai văn bản ban hành ngày 17 và 18/7.

Trong ngày 19/7, TP. Vũng Tàu ra quy định người lao động không được đi làm bằng xe 2 bánh hoặc đi bộ, khiến nhiều doanh nghiệp phản ứng.

Tuy nhiên, sang ngày thứ 3 (ngày 21/7), lãnh đạo TP.Vũng Tàu cho biết, các doanh nghiệp đã không còn phản ứng, kêu ca phàn nàn nhiều, vì các quy định đều được xây dựng trên cơ sở hướng dẫn của bộ, ngành chức năng và áp dụng trong hoàn cảnh cấp bách nên không thể đáp ứng cho từng doanh nghiệp.

Theo ông Vũ Hồng Thuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Vũng Tàu, quy định thực hiện "3 tại chỗ" nhằm bảo đảm an toàn nhất cho sản xuất và phòng, chống dịch hiệu quả. Không thực hiện được "3 tại chỗ", doanh nghiệp thực hiện đưa, đón công nhân bằng xe ô tô là phương án để nếu có xảy ra lây nhiễm thì chỉ hạn chế trong phạm vi nhỏ, không lây lan trong khu công nghiệp và ngoài cộng đồng.

Chính vì vậy, sáng 21/7, không còn tình trạng ùn ứ công nhân tại các chốt kiểm soát trước Khu công nghiệp Đông Xuyên và Cảng hạ lưu PTSC như ngày 19/7, cho thấy các doanh nghiệp đã chấp hành quy định của địa phương. Qua kiểm tra, ngày 20/7, Khu Công nghiệp Đông Xuyên còn 28/75 doanh nghiệp hoạt động, nhưng có thể số doanh nghiệp hoạt động trở lại sẽ tăng trong vài ngày tới.

Tính đến tối ngày 20/7, tại TP.Vũng Tàu đã phát hiện 117 ca F0 và dương tính với COVID-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

đi xe máy

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước