20 giờ tối 5/10, Hệ thống BVĐK Tâm Anh phối hợp với Báo điện tử VTV tổ chức chương trình Tư vấn trực tuyến "Đặt túi ngực ngay khi đoạn nhũ điều trị K vú" với sự tham gia của 3 chuyên gia, bác sĩ:
ThS.BS Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh. Bác sĩ Thùy Giang có 24 năm kinh nghiệm trong thăm khám và phẫu thuật bệnh tuyến vú.
Bác sĩ CKI Đỗ Anh Tuấn, khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh. Bác sĩ Tuấn tâm niệm phẫu thuật ung thư vú phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và tái tạo lại nét đẹp thẩm mỹ vốn có của chị em.
BS.CKI Phạm Tấn Phát, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh & Điện quang can thiệp, BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh. Bác sĩ Phát có nhiều năm công tác chuyên sâu tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chương trình đã thu hút hàng chục nghìn khán giả theo dõi. Hàng loạt câu hỏi xoay quanh các vấn đề đặt túi ngực ngay khi đoạn nhũ điều trị K vú được không, ai cần đặt túi ngực ngay khi đoạn nhũ điều trị K vú, loại túi ngực nào an toàn nhất, túi ngực có làm tái phát ung thư, tăng nguy cơ nhiễm trùng, cản trở quá trình theo dõi, điều trị ung thư vú không, vai trò của chẩn đoán hình ảnh trước và sau khi đặt túi ngực… đã được các vị chuyên gia tư vấn tận tình, dễ hiểu.
ThS.BS Nguyễn Đỗ Thùy Giang chia sẻ về thực trạng ung thư vú trẻ hóa tại Việt Nam.
ThS.BS Nguyễn Đỗ Thùy Giang cho biết ung thư vú là ung thư hàng đầu ở nữ giới. Ở các nước u, Mỹ, tuổi mắc ung thư vú ở nữ giới hầu hết là sau mãn kinh, từ 50 tuổi. Tuy nhiên, ở châu Á thì bệnh ung thư vú đang trẻ hóa. Tại Việt Nam, các thống kê cho thấy ung thư vú ngày càng trẻ hóa, có khoảng từ 5-7% ung thư vú dưới 35 tuổi. Nhóm tuổi này chưa có trong chương trình tầm soát, khó đánh giá, chẩn đoán điều trị và để lại tâm lý rất nặng nề trong tình cảm gia đình, hòa nhập xã hội. Người bệnh luôn mang 1 nỗi ám ảnh ung thư sẽ tái phát trở lại.
Ở các nước u-Mỹ, cấu tạo mô vú của người phụ nữ trên các phương tiện tầm soát hình ảnh rất dễ và phát hiện sớm. Nhờ vậy, họ được điều trị đơn giản, hiệu quả và giữ được tuyến vú. Trong khi đó, với người châu Á, đặc biệt là người trẻ, phát hiện sớm bằng các phương tiện tầm soát rất khó. Thực trạng đó làm cho người phụ nữ lo âu. Khi tiếp nhận phụ nữ trẻ mắc ung thư vú, bác sĩ đều lên kế hoạch điều trị riêng cho từng người, xoa dịu tâm lý và tạo hình thẩm mỹ để họ được quay lại cuộc sống bình thường với sự tự tin, kiêu hãnh vốn có.
Theo bác sĩ Thùy Giang, tại các nước u Mỹ, độ tuổi phát hiện ung thư thường muộn hơn nhưng bệnh ở giai đoạn sớm, tổn thương nhỏ nên phẫu thuật bảo tồn thuân lợi. Phẫu thuật bảo tồn là cắt 1 phần vú sau đó xạ trị. Nhờ đánh giá xác định sang thương giới hạn rõ nên an tâm điều trị, cắt đủ rộng. Trong khi đó, với phụ nữ châu Á, cấu tạo mô vú khiến các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khó đánh giá độ rộng nên thực trạng phẫu thuật cắt 1 phần vú và xạ trị rất khó khăn. Khi người bệnh nhận thấy những nguy cơ rõ ràng nên thường chọn phẫu thuật cắt tuyến vú và tái tạo cả hai bên. Tức là cắt toàn bộ mô vú, chừa lại da và tạo hình thẩm mỹ.
Bác sĩ CKI Đỗ Anh Tuấn chia sẻ về ý nghĩa của tái tạo ngay khi đoạn nhũ điều trị K vú.
Bác sĩ CKI Đỗ Anh Tuấn chia sẻ, tái tạo bằng túi ngực ngay khi đoạn nhũ điều trị K vú là vừa xong phẫu thuật cắt tuyến vú, nạo hạch nách, người bệnh được đặt túi ngực. Bác sĩ phải xây dựng kế hoạch phẫu thuật an toàn và thẩm mỹ. Tổng thời gian cuộc phẫu thuật trung bình khoảng 4,5 tiếng. Có thể kết hợp túi và mô tự thân (vạt bụng, vạt lưng). Khi tỉnh lại, người bệnh vừa được điều trị ung thư vừa được tạo hình vú. Sau đó, người bệnh tiếp tục điều trị, do vậy, tái tạo phải đảm bảo không gây khó khăn, trở ngại cho việc điều trị tiếp theo.
Phương pháp này thường chỉ định cho người bệnh ở giai đoạn sớm, ít xạ trị sau đó. Xạ trị gây biến đổi hình dáng túi. người bệnh, phụ nữ mới phát hiện bệnh thì lập kế hoạch điều trị, bác sĩ lập kế hoạch điều trị về mặt bệnh lý, về mặt tạo hình ngay tức thì, trong cùng một cuộc mổ.
Tái tạo sau khi đoạn nhũ điều trị K vú là bệnh nhân đã được cắt tuyến vú, điều trị bệnh ổn định, một thời gian sau mới quay lại để lấy vạt lưng, vạt bụng, đặt túi… hoặc kết hợp túi với vạt tự thân. Phương pháp này khó đạt thẩm mỹ do đã mất nhiều mô vú trong cuộc mổ trước.
BS.CKI Phạm Tấn Phát tư vấn về tầm soát sau khi đặt túi ngực.
Nhiều chị em băn khoăn, sau khi đặt túi ngực, tầm soát có khó khăn không. Bác sĩ CKI Phạm Tấn Phát cho biết, ở phụ nữ bình thường, sẽ chụp nhũ ảnh 2 thế: 1 chếch và 1 thẳng. Với phụ nữ đặt túi ngực, túi đẩy mô về phía trước, có những góc ở rìa vú bị khuất nên cần chụp bổ sung thêm 2 thế cho mỗi bên.
Về khảo sát chất lượng túi độn, MRI vú sẽ hỗ trợ nhiều hơn, ngoài kiểm tra mô vú còn khảo sát chất lượng túi (có vỡ không, có vỏ trong bao không, có rỉ silicon không, có co thắt bao xơ không…).
Ở người bệnh ung thư vú đã được tái tạo túi ngực, việc tầm soát siêu âm, chụp nhũ ảnh, MRI thường chỉ thực hiện bên ngực lành. Bởi bên vú bệnh, mô vú đã được lấy hết ra, thay bằng túi ngực. Một số ít trường hợp người bệnh được giữ lại quầng vú, núm vú, một số bác sĩ lo ngại mô vú phía sau quầng vú nên bác sĩ sẽ kiểm tra nhũ ảnh vú bên bệnh.
Hiện Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp có máy siêu âm cùng đầu dò thích hợp, độ phân giải cao với độ sâu chuyên dụng để khảo sát những phần bác sĩ nghi ngờ. Máy chụp nhũ ảnh 3D cũng được trang bị, giúp xem được mô vú rõ ràng, chi tiết hơn. Máy MRI 1.5 Tesla và 3 Tesla cũng được trang bị, chụp được nhiều tấm với các lát cắt mỏng khác nhau, nhìn thấy bất thường bên trong vú dễ hơn, nhất là ở vú dày - đặc trưng vú của phụ nữ châu Á.
Trước đây, chọc kim nhỏ bằng phương pháp sờ khối u và cố định nó bằng tay. Khi chọc kim, bác sĩ không quan sát được phía bên trong, chỉ dựa vào cảm giác của tay nên khả năng thủng túi ngực. Hiện tại, với hệ thống máy móc hiện đại, chọc kim dưới hướng dẫn siêu âm sắc nét, giúp bác sĩ thấy khối u rõ ràng, lấy chính xác mẫu mà không làm tổn thương túi ngực.
Tại BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, mỗi ngày đều có 1 phòng khám Ngoại Vú làm việc từ thứ 2 đến thứ 7. Người bệnh được khám, siêu âm, chụp nhũ ảnh và hoàn thành sinh thiết (nếu cần) trong ngày. Thời gian cho kết quả nhanh, đảm bảo chuẩn xác theo tiêu chuẩn của Mỹ từ đánh giá đến giải phẫu bệnh. Thời gian xếp lịch phẫu thuật nhanh chóng. Các chi phí đều phù hợp với dịch vụ và chất lượng.
Nhiều chị em phân vân có nên đoạn nhũ phòng ngừa không? Bác sĩ Thùy Giang cho biết, xu hướng đoạn nhũ phòng ngừa đối bên phổ biến gần 10 năm nay. Thực tế, sau khi tái tạo ở vú bên bệnh sẽ đẹp hơn bên lành (chảy xệ do thai kỳ, tuổi tác…). Đặc biệt ở người bệnh ung thư vú còn trẻ, 30 tuổi, thời gian sống còn dài, sau điều trị thì phải tầm soát vú đối bên kéo dài, thường trên 30 năm. Do đó, đoạn nhũ đối bên mang nhiều ý nghĩa, hông chỉ phòng ngừa ung thư, mà còn vì người phụ nữ muốn tái tạo cân xứng 2 bên; tránh được nỗi lo ung thư tái phát hay ung thư ở bên vú còn lại.
Hiện chưa có phác đồ chuẩn mực trên thế giới về phẫu thuật phòng ngừa đối bên. Tại Việt Nam, phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa đối bên được thực hiện trên cơ sở người bệnh hiểu nguy cơ, lợi ích của phương pháp này.
Trong thời lượng 2 tiếng diễn ra chương trình, ngoài cung cấp những thông tin liên quan đặt túi ngực cho chị em bị K vú, cách tầm soát an toàn, hiệu quả, các chuyên gia của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn lắng nghe những hoàn cảnh, câu chuyện từ người bệnh, người thân, đặc biệt là những người chồng cũng muốn làm đẹp cho vợ. Khán giả nếu bỏ lỡ chương trình có thể liên hệ đến Hotline của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh 028 7102 6789 - 093 180 6858 (TP.HCM) và 024 7106 6858 - 024 3872 3872 (Hà Nội) để trực tiếp đặt câu hỏi với các chuyên gia.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!