Tỷ lệ người dân tiêm vaccine bạch hầu tăng 300%

Ban Thời sự/Báo Hànộimới-Thứ hai, ngày 18/09/2023 06:05 GMT+7

VTV.vn - Từ đầu tháng 9 tới nay, tỷ lệ người dân đến tiêm vaccine bạch hầu tăng 300% so với các tháng trước.

Tỷ lệ người dân tiêm vaccine bạch hầu tăng 300% - Ảnh 1.

Người dân tiêm vaccine phòng bạch hầu tại VNVC. Ảnh: Báo Hà Nội mới

Đây là thống kê tại 130 trung tâm thuộc Hệ thống tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.

Tiêm chủng vaccine là cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất, tỷ lệ bảo vệ trên 97%. Cơ thể cần 2- 3 tuần sau khi tiêm đủ liều để sản sinh miễn dịch với bệnh.

Sau khi hoàn tất lịch tiêm chủng cơ bản và tiêm nhắc cho trẻ dưới 2 tuổi (vào lúc 2, 3, 4 và 18 tháng tuổi), người dân cần tiêm nhắc (tiêm bổ sung) thêm một mũi theo nhiều cột mốc khác nhau như: Từ 4 đến 7 tuổi; từ 9 đến 15 tuổi; phụ nữ trước hoặc đang mang thai; người già từ 50 tuổi trở lên; người lớn có bệnh mạn tính ở phổi, tim mạch, thận… Thai phụ cần tiêm vaccine bạch hầu trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, giúp bảo vệ em bé khi ra đời.

Hiện tại, trẻ đã trở lại trường học. Đây là môi trường dễ lây lan bệnh tật, cha mẹ nên dẫn trẻ đi tiêm nhắc phòng các bệnh như: Bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm não Nhật Bản, cúm, viêm màng não do não mô cầu…

Mới đây, sau gần 20 năm không xuất hiện ca bệnh, tỉnh Hà Giang đã ghi nhận hơn 30 ca mắc bạch hầu, trong đó có trường hợp tử vong. Ngoài ra, Thái Nguyên cũng ghi nhận 2 ca mắc bạch hầu. Trước đó, từ ngày 30/4 đến 21/5, tỉnh Điện Biên ghi nhận 2 trường hợp mắc bạch hầu, có 1 ca tử vong.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước