Từ 1/7 tiến hành liên thông hồ sơ sức khỏe điện tử cả nước

Minh Đức-Thứ hai, ngày 05/04/2021 14:18 GMT+7

VTV.vn - Hiện nay đã có 98 triệu hồ sơ sức khỏe được lập với 42 mẫu bệnh án điều trị ngoại trú, áp dụng cho các tuyến xã, huyện.

Theo PGS-TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế, hồ sơ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời.

Hồ sơ sức khỏe điện tử (HSSKĐT) sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân.

Nếu thực hiện tốt, quản lý tốt các dữ liệu thì HSSKĐT giúp theo dõi sức khỏe, không chỉ nâng cao chất lượng sống cho người dân mà còn là hiệu quả về kinh tế. Bởi vì, khi người dân được phát hiện sớm bệnh tật (nếu có) thì chi phí sẽ giảm vì bệnh ở giai đoạn sớm sẽ hạn chế sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.

Cập nhật về tiến độ triển khai, ông Nguyễn Trường Nam, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, cho biết, HSSKĐT đã triển khai tại hơn 50 tỉnh, thành do 3 đơn vị thực hiện nhưng chưa kết nối, liên thông. Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế, từ 1/7 tới, HSSKĐT phải được liên thông. Các đơn vị đang phối hợp, đảm bảo hoàn thành vào 1/7 tới, sau đó HSSKĐT được cá nhân hóa cho từng công dân. Các nhà cung cấp dịch vụ phải tạo tài khoản, cung cấp mã bảo mật cho mỗi cá nhân, để mỗi người đều có thể truy cập hồ sơ của mình, cập nhật được dữ liệu cho HSSKĐT của mình.

Toàn bộ dữ liệu sức khỏe của người dân được liên kết từ các cơ sở khám chữa bệnh và BHXH Việt Nam, từ đó hình thành và xây dựng cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh toàn dân. Hiện hồ sơ sức khỏe cá nhân đã có 98 triệu hồ sơ được lập với 42 mẫu bệnh án điều trị ngoại trú, áp dụng cho các tuyến xã, huyện.

Thông qua Hồ sơ sức khỏe cá nhân, mỗi người dân sẽ được quản lý thông tin sức khỏe tập trung theo mã định danh y tế duy nhất. Khi đến khám bệnh tại bất kì cơ sở y tế nào, người dân không cần mang theo sổ khám bệnh, cạnh đó còn chủ động cập nhật các chỉ số sức khỏe từ các thiết bị y tế cá nhân (huyết áp, nhịp tim…).

Đến 2025, 95% người dân trên toàn quốc có hồ sơ sức khỏe điện tử Đến 2025, 95% người dân trên toàn quốc có hồ sơ sức khỏe điện tử

VTV.vn - 22 tỉnh, thành phố đã triển khai ứng dụng khai báo sức khỏe của từng người dân từ y tế tuyến xã, phường đến tuyến tỉnh, thành phố.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước